Chưa lấy được đà, giá Bitcoin vẫn lình xình quanh ngưỡng 105.000 USD

Giá Bitcoin đã cho thấy một số tín hiệu hồi phục nhẹ nhưng thị trường tiền mã hóa nhìn chung vẫn ảm đạm do sự bất ổn về thuế quan của Mỹ và tác động kinh tế từ chúng…

Chưa lấy được đà, giá Bitcoin vẫn lình xình quanh ngưỡng 105.000 USD

Tính đến sáng 4/6 theo giờ Việt Nam, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới – Bitcoin – nhích nhẹ 0,09% lên 105.774 USD. Phần lớn các đồng altcoin cũng có diễn biến tương tự, với Ethereum leo 1,34% thành 2.638 USD; XRP cộng 2,67% và Cardano thêm 0,22%. Ngược lại, Solana đi lùi 1,23%. Ở nhóm memecoin, Dogecoin tăng 0,29%, còn đồng TRUMP nhích 0,1%.

Tổng vốn hóa thị trường tiền mã hóa toàn cầu hiện đạt khoảng 3.330 tỷ USD, với khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua ở mức 105,7 tỷ USD.

btcusdt-2025-06-04-10-23-16.jpg
Diễn biến giá Bitcoin

Cuối tuần trước, Bitcoin có thời điểm rơi xuống mức thấp nhất 103.000 USD do áp lực chốt lời từ nhà đầu tư sau đợt tăng mạnh lên gần 112.000 USD hồi tháng 5. Giá đã phục hồi kể từ đó đến nay và hiện đang đi quanh mốc 105.000 USD.

Có ý kiến chỉ ra rằng, đồng tiền kỹ thuật số chủ chốt đang bị cản trở quanh mức 105.000 USD và gặp khó khăn khi cố vượt qua đường trung bình động 20 ngày (SMA 20). Tâm lý thị trường trở nên bất ổn hơn do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, cùng với xung đột địa chính trị và làn sóng rút vốn khỏi các quỹ ETF Bitcoin giao ngay. Chỉ riêng ngày 2/6, các quỹ ETF Bitcoin đã ghi nhận dòng tiền rút ra lên tới 267 triệu USD, theo dữ từ SoSoValue. Dù đây vẫn là mức thấp hơn so với hồi tháng 2, nhưng nếu xu hướng tiếp diễn, giá Bitcoin có nguy cơ giảm mạnh.

Khẩu vị rủi ro cũng bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thông tin các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran đang đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Trong khi đó, căng thẳng giữa Nga và Ukraine vẫn ở mức cao sau khi các cuộc đàm phán ngừng bắn không đạt được tiến triển đáng kể.

Dù thị trường tiền mã hóa không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biện pháp thuế quan hay xung đột địa chính trị, nhưng do tính chất đầu cơ cao, chúng rất dễ bị tác động bởi các thay đổi trong tâm lý nhà đầu tư.

Trong một diễn biến tích cực hơn, Robinhood vừa hoàn tất thương vụ mua lại sàn giao dịch Bitstamp với giá 200 triệu USD, nhằm thúc đẩy kế hoạch mở rộng toàn cầu. Thỏa thuận này, được công bố lần đầu vào tháng 6/2024, đã hoàn tất đúng tiến độ trong nửa đầu năm 2025 sau khi được các cơ quan quản lý phê duyệt.

Bitstamp, thành lập từ năm 2011 như một giải pháp thay thế tại châu Âu cho sàn Mt. Gox, hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lâu đời nhất khu vực. Doanh nghiệp cung cấp hơn 85 loại tài sản số và nắm giữ hơn 50 giấy phép hoạt động trên toàn thế giới. Với thương vụ này, Robinhood sẽ có cơ hội tiếp cận tập khách hàng cá nhân của Bitstamp tại châu Âu, Anh, Mỹ và châu Á, đồng thời đánh dấu bước tiến vào thị trường mã hoá dành cho các tổ chức tài chính.

Xem thêm

Bitcoin giảm về 106.000 USD do áp lực chốt lời

Bitcoin giảm về 106.000 USD do áp lực chốt lời

Thị trường tiền mã hóa ghi nhận tín hiệu điều chỉnh nhẹ khi Bitcoin giảm xuống còn 106.000 USD, mức thấp nhất trong vòng một tuần qua. Đà sụt giảm này được cho là đến từ việc giới đầu tư tranh thủ chốt lời sau chuỗi ngày Bitcoin leo dốc tăng mạnh mẽ…

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...