Bình Dương muốn “siết” điều kiện tách thửa, hợp thửa đất

UBND tỉnh Bình Dương sẽ tập hợp các ý kiến người dân về Dự thảo quy định điều kiện tách thửa, hợp thửa, diện tích tối thiểu tác thửa đất và xem xét đưa ra Quyết định mới. Đây cũng là cơ sở để các địa phương trong tỉnh áp dụng, chấn chỉnh lại tình trạng phân lô, bán nền tràn lan.
Bình Dương muốn “siết” điều kiện tách thửa, hợp thửa đất

UBND tỉnh Bình Dương vừa thông tin Dự thảo Quy định "Điều kiện tách thửa đất, điều kiện hợp thửa đất và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất ở Bình Dương".

Theo đó, dự thảo quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với đất nông nghiệp có quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp sẽ từ 300m2 tại các phường, 500m2 tại thị trấn và 1.000m2 tại các xã.

Đối với đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất nông nghiệp, sẽ có 2 phương án. 

Cụ thể, phương án 1 lập chung các địa phương, diện tích tối thiểu được tách là 1.000m2 tại các phường, 2.000m2 tại thị trấn và 3.000m2 đối với các xã.

Theo đó, về mặt ưu điểm thì diện tích tách thửa lớn, cơ bản đảm bảo cho việc sử dụng, khai thác cho mục đích nông nghiệp, phù hợp với góp ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 788/SNN-NN ngày 22/4/2022. 

Về hạn chế, phương án này không phù hợp với tình hình quản lý sử dụng đất tại các địa bàn như thành phố Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát. Các địa bàn này đề nghị giữ nguyên diện tích tối thiểu được phép tách thửa theo Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND.

Phương án 2, quy định theo từng đặc thù của các địa phương khác nhau. Trong đó, nhóm địa phương còn quỹ đất nông nghiệp nhiều và rộng thì diện tích tối thiểu được tách rộng hơn. 

Theo đó, tại các huyện gồm Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng và Phú Giáo là 2.000m2 ở thị trấn và các xã là 3.000m2.

Còn tại các thành phố gồm Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên, Bến Cát sẽ có diện tích tối thiểu được tách là 300m2 tại phường, 1.000m2 tại xã.

Ưu điểm của phương án này là diện tích tách thửa phù hợp với tình hình quản lý sử dụng đất tại các địa bàn trong tỉnh, phù hợp với ý kiến góp ý của các địa phương.

Đối với đất ở, diện tích tối thiểu được tách là 60m2 tại các phường, 80m2 tại các thị trấn và 100m2 tại các xã.

Đối với trường hợp tách thửa đất ở, tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất phi nông nghiệp... thì tối thiểu phải đáp ứng đủ 2 điều kiện là tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý và tuyến cấp điện đủ tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế hoặc kế hoạch đầu tư trung hạn để xem xét, giải quyết tách thửa.

Thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có bề rộng mặt tiền tối thiểu 4m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có bề rộng chỉ giới đường đỏ <19m. Đảm bảo có bề rộng mặt tiền tối thiểu 5m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có bề rộng chỉ giới đường đỏ ≥19m.

UBND tỉnh Bình Dương sẽ tập hợp các ý kiến người dân và xem xét đưa ra Quyết định mới về quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đất. Đây cũng là cơ sở để các địa phương trong tỉnh áp dụng, chấn chỉnh lại tình trạng phân lô, bán nền tràn lan.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…