Bitcoin có thể sớm chinh phục đỉnh 109.000 USD trong tuần này

Giá Bitcoin vẫn đang cố gắng duy trì đà tăng, hiện chỉ còn cách mốc cao nhất mọi thời đại chưa đến 5%. Giới đầu tư hy vọng ngưỡng kỷ lục sẽ được chinh phục trong tuần này…

Bitcoin có thể sớm chinh phục đỉnh 109.000 USD trong tuần này

Sáng 12/5 (theo giờ Việt Nam), đồng tiền số giá trị nhất thế giới Bitcoin nhích nhẹ 0,24%, giao dịch quanh mức 103.900 USD. Ở nhóm altcoin, Ether trượt 0,5% còn 2.516 USD, trong khi XRP không thay đổi và Solana mất 0,94%.

Đối với memecoin, Dogecoin gần như đi ngang, còn đồng TRUMP giảm 1,91%.

Vốn hóa thị trường tiền điện tử toàn cầu hiện là 3,34 nghìn tỷ USD, với tổng khối lượng giao dịch trong 24 giờ qua là 124,3 nghìn tỷ USD.

btcusdt-2025-05-12-10-17-55.png
Diễn biến giá Bitcoin

Bitcoin đã vượt qua mốc tâm lý quan trọng 100.000 USD vào tuần trước, cho thấy phe đầu cơ giá lên đang trở lại mạnh mẽ. Đợt tăng này của Bitcoin được hỗ trợ bởi dòng tiền khổng lồ đổ vào quỹ ETF Bitcoin của BlackRock (IBIT). Theo dữ liệu từ Farside Investors, IBIT đã có chuỗi 19 ngày liên tiếp ghi nhận dòng tiền vào, với riêng tuần giao dịch gần nhất thu hút tới 1,03 tỷ USD.

Kỳ vọng Bitcoin sẽ sớm tiến gần đến mức đỉnh lịch sử 109.588 USD đang khiến giới giao dịch chưa vội chốt lời.

Một cú bật lên từ EMA 20 ngày sẽ xác nhận đà tăng vẫn còn tiếp diễn và củng cố khả năng phá vỡ ngưỡng 109.588 USD. Khi điều đó xảy ra, cặp BTC/USDT có thể tăng mạnh lên vùng 130.000 USD. Ngược lại, nếu giá bị kéo xuống dưới mốc 100.000 USD, xu hướng tăng sẽ suy yếu. Khi đó, Bitcoin có thể giảm về 93.000 USD và thậm chí là 83.000 USD.

Không chỉ Bitcoin, nhiều đồng altcoin cũng chứng kiến nhiều tín hiệu tích cực. Một số nhà phân tích tuyên bố rằng “altseason”, mùa tăng giá của altcoin, đã bắt đầu. Nhìn về trung hạn, có các ý kiến nhận định rằng giá altcoin có thể bứt phá mạnh mẽ trong vài tháng tới.

Yếu tố thúc đẩy chính cho Bitcoin, altcoin và cả thị trường chứng khoán hiện nay là các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và đối tác hàng đầu, đặc biệt là với Trung Quốc. Vòng thảo luận sơ bộ đầu tiên giữa quan chức hai nước đã kết thúc với tuyên bố đạt được những tiến triển đáng khích lệ và chi tiết sẽ sớm công khai vào ngày 12/5 theo giờ quốc tế.

Nếu hai cường quốc kinh tế đạt được thoả thuận hoặc ít nhất là hạ nhiệt căng thẳng, điều này có khả năng giúp kiềm chế lạm phát và giảm nguy cơ suy thoái, tạo điều kiện để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sớm hơn dự kiến.

Yếu tố đáng chú ý tiếp theo đối với Bitcoin và các altcoin trong tuần này là việc Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố báo cáo Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) tháng 4. Các nhà kinh tế cho rằng chỉ số CPI sẽ tăng nhẹ trong tháng 4, do các doanh nghiệp điều chỉnh giá cả liên quan đến thuế quan. Ước tính, CPI toàn phần sẽ tăng từ 2,4% trong tháng 3 lên 2,5% trong tháng 4, trong khi CPI lõi giữ nguyên ở mức 2,8%.

Bitcoin và altcoin thường có phản ứng mạnh với các số liệu lạm phát Mỹ vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách lãi suất của Fed. Trong cuộc họp gần nhất, Fed đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 4,5% và tiếp tục theo dõi tình hình trước khi có hành động tiếp theo.

Nếu chỉ số lạm phát thấp hơn kỳ vọng và các cuộc đàm phán thương mại đạt tiến triển tích cực, điều này sẽ tiếp thêm động lực cho đợt tăng giá của thị trường tiền mã hóa.

Ngoài ra, một sự kiện lớn khác đang được giới đầu tư quan tâm là Hội nghị Consensus sắp diễn ra tại Toronto (Canada), nơi quy tụ những nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong ngành tiền mã hóa. Một số diễn giả nổi bật bao gồm Charles Hoskinson (Cardano), Robert Hines, Eric Trump, Sergey Nazarov (Chainlink), và Anthony Scaramucci.

Trong quá khứ, những sự kiện như Consensus thường là dịp để các công ty công bố các mối quan hệ hợp tác hoặc thông báo mới có thể tác động mạnh đến giá token. Ví dụ, giá của Pi Network từng tăng vọt sau khi nhóm phát triển hé lộ về một thông tin quan trọng tại hội nghị.

Xem thêm

Bitcoin phá “thủng mốc” 100.000 USD

Bitcoin phá “thủng mốc” 100.000 USD

Bitcoin một lần nữa vượt qua được ngưỡng quan trọng 100.000 USD, mở ra kỳ vọng mới về chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường tiền mã hóa toàn cầu…

Có thể bạn quan tâm

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

AI khiến các sự cố an ninh mạng gia tăng

Trí tuệ nhân tạo (AI) thúc đẩy các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi, gây áp lực lớn lên hạ tầng đám mây. Theo ghi nhận, tỷ lệ các cuộc tấn công tăng 17% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các cuộc tấn công do AI tạo ra được xác định là yếu tố thúc đẩy chính...

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Bitcoin tiếp tục thiết lập mốc đỉnh mới

Giá Bitcoin đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà đầu tư tổ chức và chính sách ủng hộ tiền số từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump….

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

AI - “Nhân đôi áp lực” hay “chìa khoá vạn năng”?

Khi cơ sở hạ tầng đang bước vào giai đoạn chuyển dịch mạnh mẽ thì trí tuệ nhân tạo (AI) có thể nhân đôi áp lực hoặc trở thành chìa khoá giải quyết các vấn đề - Điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự thích ứng của doanh nghiệp trước thời cuộc...

Tính đến giữa năm 2025, thị trường tài sản mã hóa toàn cầu đã vượt mốc 2.000 tỷ USD

Thị trường tài sản mã hóa: Thí điểm để khai mở tương lai

Trong hành trình kiến tạo một nền kinh tế số hiện đại, việc Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, khẩn trương xây dựng và trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm thị trường tài sản mã hóa là một bước đi vừa táo bạo, vừa rất cần thiết...