Bộ Công Thương bác tin đồn mua lại Sabeco từ ThaiBev

Gần đây, có tin đồn Bộ Công Thương có thể mua lại số cổ phần Sabeco từ ThaiBev. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Công Thương đã bác bỏ điều này.
Bộ Công Thương bác tin đồn mua lại Sabeco từ ThaiBev

Gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin cho rằng Thaibev đang muốn chuyển nhượng cổ phần tại Sabeco sang một nhà đầu tư khác, nhưng các doanh nghiệp ngoại như Budweiser APAC hay Saporo đều không mặn mà.

Thậm chí, các thông tin này còn cho rằng Bộ Công Thương có thể sẽ mua lại số cổ phần của Sabeco, tuy nhiên, mức chào mua của Bộ Công Thương với phía Thaibev chỉ vào khoảng 130 nghìn đồng/cổ phiếu.

Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải, khẳng định thông tin nêu trên là hoàn toàn không có cơ sở.

"Hiện nay, Bộ Công Thương không có chủ trương mua lại cổ phần của Sabeco", ông Hải nói.

Theo ông Hải, bước sang giai đoạn mới thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, Việt Nam đang nỗ lực phục hồi nền kinh tế, mở rộng, ban hành các chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh được thành lập hợp pháp tại Việt Nam sớm ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện cũng đang được cân nhắc như một điểm đến đầu tư tiềm năng, an toàn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, việc tung tin sai sự thật hoặc đưa các thông tin không có cơ sở làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của các doanh nghiệp, các tổ chức, cũng như gây thiệt hại cho nền kinh tế xã hội, ảnh hưởng không tốt đến môi trường đầu tư tại Việt Nam.

"Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ quan báo chí truyền thông nên tìm hiểu kỹ và trao đổi với các bên liên quan để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trước khi đăng tải", ông Hải nhấn mạnh.

Về Sabeco, báo cáo quý I/2020 cho thấy tình hình kinh doanh kém tích cực của "ông lớn" này. Theo đó, doanh thu thuần quý I của Sabeco giảm tới hơn 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 4.900 tỷ đồng. Sau khi trừ đi giá vốn, lợi nhuận gộp còn lại khoảng 1.350 tỷ đồng, giảm 38%.

Trong kỳ, Sabeco cũng ghi nhận doanh thu tài chính gần 270 tỷ đồng, tăng 56%. Trái lại, lãi lỗ từ công ty liên doanh liên kết giảm 46%, đạt gần 41%.

Do nguồn thu giảm mạnh nên Sabeco cũng chủ động cắt giảm các chi phí nhằm giảm thiểu thiệt hại. Theo đó, chi phí bán hàng giảm 19% xuống 560 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 15% xuống 141 tỷ đồng. Chi phí tài chính không lớn, chỉ 20 tỷ đồng.

Chốt quý I/2020, lợi nhuận trước thuế của Sabeco đạt 945 tỷ đồng, giảm tới 40% so với cùng kỳ năm trước.

Xem thêm

Sabeco phủ nhận thông tin “bán mình”

Sabeco phủ nhận thông tin “bán mình”

Tập đoàn ThaiBev vừa có văn bản phản hồi đến Sở Giao dịch chứng khoán Singapore khẳng định không có ý định bán lại cổ phần tại Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB).

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…