Bộ Công Thương “cầu cứu” Thủ tướng hóa giải Nhiệt điện Thái Bình II

Theo Bộ Công Thương, Dự án Nhiệt điện Thái Bình II có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn tới phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp
Bộ Công Thương “cầu cứu” Thủ tướng hóa giải Nhiệt điện Thái Bình II

Liên quan đến các kiến nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đối với Dự án Nhiệt điện Thái Bình II, Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nêu ra hàng loạt kiến nghị nhằm giải quyết tồn tại, vướng mắc tại dự án này.

Trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Công Thương nêu: Dự án có tổng vốn đầu tư sau nhiều lần điều chỉnh là hơn 41 nghìn tỷ đồng. Tính đến tháng 10/2018, dự án đã giải ngân được hơn 31,2 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ đi vào vận hành thương mại tổ máy số 1 vào năm 2017 và tổ máy số 2 vào năm 2018. Tuy nhiên, tiến độ dự án đến nay mới đạt khoảng hơn 82%.

Nếu dự án vận hành vào năm 2020 như PVN báo cáo thì tiến độ hoàn thành dự án bị chậm 55-57 tháng (gần 5 năm) so với hợp đồng EPC đã ký năm 2011. Kể từ tháng 11/2017 đến cuối tháng 10/2018, dự án gần như không có tiến triển. Tiến độ tổng thể dự án chỉ tăng từ mức 80,9% lên 82,78%, tương ứng khoảng 1,88%.

Sau cuộc kiểm tra ngày 8/11/2018, Bộ Công Thương chỉ ra nhiều tồn tại vướng mắc ở dự án này. Cụ thể, PVC (tổng thầu EPC của dự án) chưa có kinh nghiệm làm tổng thầu nhà máy nhiệt điện than. Năng lực tài chính của PVC kém, không đảm bảo khả năng thanh toán cho các công việc đã hoàn thành và tạm ứng các hợp đồng đã ký với nhà thầu phụ.

Việc PVC sử dụng hơn 1.100 tỷ đồng tiền tạm ứng của dự án vào mục đích khác đã làm thiếu hụt nguồn tiền thực hiện dự án. Trong báo cáo của PVN cho thấy: Dự kiến đến khi hoàn thành dự án, tổng thầu PVC sẽ bị thiếu hụt khoảng hơn 55 triệu USD và hơn 1.000 tỷ đồng so với giá trị hợp đồng EPC. Trong khi đó, PVN khó khăn trong thu xếp nguồn vốn còn thiếu gồm hơn 326 triệu USD vốn vay nước ngoài đã hết hạn giải ngân vào 28/9/2018 (hiện chưa được Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng cho phép gia hạn) và khoảng hơn 343 triệu USD chưa ký được hợp đồng vay (dự kiến vay trong nước).

Nhiều thiết bị chưa đưa vào sử dụng nhưng đã bị quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo. Việc dự án tiếp tục bị chậm tiến độ sẽ dẫn đến tăng rủi ro liên quan đến chất lượng thiết bị đã quá thời hạn bảo hành của nhà sản xuất/nhà chế tạo.
Vì vậy, theo Bộ Công Thương: Dự án có quy mô lớn, nếu không sớm thực hiện, hoàn thành sẽ dẫn tới phát sinh chi phí và gây thiệt hại lớn về kinh tế, ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung cấp điện và tạo dư luận không tốt.

Tuy nhiên, các vướng mắc của dự án phức tạp, cần sự chỉ đạo và ủng hộ của Chính phủ, các bộ ngành.

Căn cứ kiến nghị của PVN đối với dự án và ý kiến của Đoàn công tác liên ngành, Bộ Công Thương nêu quan điểm, trong trường hợp PVC tiếp tục được giao thực hiện dự án, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng cho phép Bộ Công Thương chủ động cân đối tiến độ vận hành nhà máy trong quy hoạch điện VII sang tháng 6 và tháng 10/2020.

Giao Ngân hàng Nhà nước sớm xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phương án tái cơ cấu Ocean Bank, trong đó ưu tiên sớm xử lý các khoản tiền gửi theo kiến nghị của PVN.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng kiến nghị giao Bộ Tài chính sớm xem xét, báo cáo Thủ tướng quyết định việc gia hạn khoản vay nước ngoài của dự án theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Thông báo số 338/TB-VPCP ngày 7/9/2018 của Văn phòng Chính phủ; kiểm soát chặt chẽ tình hình tài chính của PVN, PVC để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Trước đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị của PVN đối với dự án, Bộ Công Thương đã thành lập Đoàn công tác liên ngành tại Quyết định số 3954/QĐ-BCT ngày 18/10/2018 xem xét, xử lý kiến nghị của PVN.

Theo Tổng giám đốc PVC Nguyễn Ðình Thế, dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là công trình thuộc danh mục các dự án nguồn điện cấp bách theo Quyết định 2414/QÐ-TTg ngày 11-12-2013 của Thủ tướng Chính phủ, giá trị hợp đồng EPC 1,47 tỷ USD (tương đương tổng mức đầu tư của cả 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả của ngành công thương). 

>>Bộ Công Thương: Sẽ chọn thời điểm phù hợp để tăng giá điện

Có thể bạn quan tâm

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Vinhomes ra mắt nhà mẫu The Premium

Sự kiện ra mắt nhà mẫu Vinhomes The Premium đã thực sự làm nóng thị trường bất động sản Thanh Hóa, với thiết kế lấy cảm hứng từ những khu vườn Nhật Bản, cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp 5 sao như bể bơi vô cực...

Aqua City là một trong những dự án then chốt của Novaland

Novaland nhận tin vui khi nút thắt pháp lý Aqua City được tháo gỡ

Ngày 19/11, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ông Võ Tấn Đức chính thức phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung 1/10.000, đánh dấu bước quyết định trong việc tháo gỡ pháp lý cho dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland, vốn đã bị vướng mắc hơn 2 năm qua…