Bộ GTVT kiên quyết xử lý nhà thầu cao tốc Bắc - Nam chậm tiến độ

Mới đây, Bộ GTVT vừa có văn bản đề nghị Ban Quản lý dự án Thăng Long và Ban Quản lý dự án 7 đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây (Bình Thuận - Đồng Nai).

Yêu cầu hoàn thành các gói thầu theo đúng tiến độ

Cụ thể, trong các ngày từ 23 - 24/12, Bộ GTVT đã tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện thi công các dự án thành phần đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây.

Kết quả kiểm tra cho thấy, mặc dù dự án vẫn tiếp tục đối mặt với các khó khăn như điều kiện thời thiết, các mỏ đất chưa được gia hạn khai thác, nguồn cung cấp vật liệu tại các mỏ chưa đáp ứng so với nhu cầu nhưng các Ban quản lý dự án và hầu hết các nhà thầu đã nỗ lực, trách nhiệm, huy động tối đa nguồn lực tài chính, máy móc thiết bị, vượt qua khó khăn thách thức, duy trì việc tổ chức thi công ban đêm để hoàn thành khối lượng công việc rất lớn trong tháng.

“Bên cạnh các nhà thầu nỗ lực, tích cực, còn một số nhà thầu thi công gói XL01, XL02 đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết;  gói thầu XL04 đoạn Phan Thiết - Dầu Giây chưa chủ động trong việc huy động bổ sung máy móc thiết bị, nguồn lực tài chính, chưa tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp theo đúng chỉ đạo và có nguy cơ rất cao không đảm bảo mục tiêu thông xe kỹ thuật cũng như hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng theo chỉ đạo”, Bộ Giao thông Vận tải đánh giá.

Xác định khối lượng công việc còn lại là rất lớn, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu lãnh đạo các Ban quản lý dự án trực tiếp có mặt tại hiện trường để chỉ đạo điều hành công tác tổ chức thi công; tổ chức rà soát khối lượng còn lại cần hoàn thành của từng nhà thầu, tính toán lại dây chuyền máy móc thiết bị cần thiết để hoàn thành thông xe kỹ thuật với mục tiêu cao nhất.

Các Ban quản lý dự án cũng chỉ đạo các nhà thầu tiếp tục duy trì tốc độ và tinh thần làm việc như trong tháng 12/2022 để tổ chức thi công đến khi hoàn thành các gói thầu theo đúng tiến độ đề ra; khẩn trương phối hợp với các sở, ngành của địa phương để hoàn thành các thủ tục gia hạn khai thác mỏ, đáp ứng nhu cầu vật liệu đắp để tiếp tục thi công hệ thống đường gom, đường ngang, đảm bảo tiến độ hoàn thành dự án.

“Đặc biệt, phải tổ chức đánh giá thái độ và tinh thần thực hiện, mức độ hoàn thành công việc để thông xe kỹ thuật so với yêu cầu của từng nhà thầu, tổng hợp báo cáo Bộ danh sách các nhà thầu không đáp ứng yêu cầu để xem xét không cho tham gia thực hiện các dự án của Bộ Giao thông Vận tải.

Đối với các nhà thầu chậm trễ, không có khả năng hoàn thành, Ban quản lý dự án phải cương quyết xử lý theo đúng quy định hợp đồng, không để ảnh hưởng chung đến tiến độ hoàn thành của toàn dự án”, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo.

tiến độ
Bộ GTVT kiên quyết xử lý nhà thầu cao tốc Bắc - Nam chậm tiến độ

Tháo gỡ khó khăn cho dự án

Về phía nhà thầu, Bộ GTVT cũng yêu cầu lãnh đạo chủ chốt các đơn vị: Tổng công ty Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6, Công ty CP Tập đoàn Cường Thịnh Thi có mặt trực tiếp tại công trường để chỉ đạo điều hành, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc.

Song song đó, kịp thời xử lý các phát sinh; chủ động làm việc với các nhà thầu đã hoàn thành công tác nền, móng cấp phối đá dăm, CTB để có sự hỗ trợ về xe vận chuyển, dây chuyền thi công, nhân vật lực.

Các nhà thầu cũng cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục gia hạn khai thác mỏ vật liệu đất đắp; tiếp tục tổ chức thi công 3 ca, 4 kíp và duy trì tinh thần làm việc như hiện nay để triển khai thi công hoàn thành toàn bộ dự án theo đúng tiến độ đề ra.

Dự kiến, Bộ GTVT sẽ tổ chức khởi công 12 gói thầu thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 vào ngày 1/1/2023.

Cụ thể, 12 dự thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 sẽ đồng loạt khởi công vào sáng ngày 1/1/2023 trên địa bàn 9 tỉnh là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, Hậu Giang, Cà Mau.

Các gói thầu đầu tiên thuộc 12 dự án thành phần được khởi công bao gồm gói thầu 11-XL đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi (dài 35,2km); gói thầu 11-XL đoạn Hàm Nghi - Vũng Áng (dài 30km); gói thầu XL02 đoạn Vũng Áng - Bùng (dài 23,54km); gói thầu XL01 đoạn Bùng - Vạn Ninh (dài 30,29km); gói thầu XL2 đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ (dài 32,54km).

Cùng với đó là các gói thầu XL1 đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (dài 30km); gói thầu 11-XL đoạn Hoài Nhơn - Quy Nhơn (dài 23,5km); gói thầu 12-XL đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh (dài 22,1km); gói thầu XL02 đoạn Chí Thạnh - Vân Phong (dài 24,05km); gói thầu XL02 đoạn Vân Phong - Nha Trang (dài 30,85km); dự án đoạn Cần Thơ - Hậu Giang (1 gói thầu, chiều dài 37,65km) và gói thầu XL02 đoạn Hậu Giang - Cà Mau (dài 22,4km).

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…