Bộ GTVT nói gì về kiến nghị "nâng đời" sân bay Phù Cát thành cảng quốc tế?

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định trả lời kiến nghị cử tri tỉnh Bình Định gửi tới trước kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc đề nghị quan tâm chủ trương xây dựng sân bay Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế.

Theo Bộ GTVT, sân bay Phù Cát có cấp sân bay 4C, kết cấu hạ tầng khu bay bảo đảm khai thác các loại tàu bay code C (như A320/321 và tương đương), nhà ga hành khách được mở rộng năm 2018 đáp ứng công suất khoảng 2 triệu hành khách/năm. Sản lượng hành khách thông qua Cảng hàng không Phù Cát tăng trưởng tương đối tốt trong một vài năm gần đây và đã thực hiện khai thác một số chuyến bay quốc tế không thường lệ.

Trước đó, Bộ GTVT cũng đã tổ chức lập và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó cảng hàng không Phù Cát tiếp tục được hoạch định là cảng hàng không quốc nội.

Bộ Giao thông Vận tải cho biết quá trình nghiên cứu xây dựng Quy hoạch hệ thống cảng hàng không, trên cơ sở quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và kết quả nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới, hồ sơ quy hoạch đã xây dựng định hướng chuyển cảng hàng không quốc nội thành cảng hàng không quốc tế.

Cụ thể, các cảng hàng không quốc nội được khai thác các chuyến bay quốc tế không thường lệ. Vì vậy, để bảo đảm khai thác hiệu quả hệ thống cảng hàng không, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính linh hoạt và tính mở của quy hoạch, khi các hãng hàng không có nhu cầu mở các chuyến bay quốc tế thường lệ và có cơ sở hạ tầng đảm bảo, Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển thành cảng hàng không quốc tế.

sân bay Phù Cát
Cảng hàng không Phù Cát.

Đối với đề xuất xây dựng Cảng hàng không Phù Cát thành Cảng hàng không quốc tế của tỉnh Bình Định, Bộ GTVT đề nghị địa phương nghiên cứu, kêu gọi, khuyến khích các hãng hàng không khai thác thêm các đường bay quốc tế không thường lệ đi/đến Cảng hàng không Phù Cát nhằm mục đích phát triển thị trường bay quốc tế.

"Sau thời gian khai thác, nếu tần suất các chuyến bay quốc tế ổn định, Bộ GTVT sẽ báo cáo ngay cấp có thẩm quyền cho phép chuyển Cảng hàng không Phù Cát thành cảng hàng không quốc tế”, Bộ GTVT thông tin.

Được biết, thực hiện văn bản của Bộ GTVT, ngày 22/11/2022, UBND tỉnh Bình Định đã làm việc với Cục Hàng không Việt Nam, nghiên cứu nhiều phương án quy hoạch và thống nhất lựa chọn phương án quy hoạch mở rộng Cảng hàng không Phù Cát khả thi, hiệu quả nhất để Cục Hàng không Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ GTVT xem xét phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang tổ chức lập theo định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

UBND tỉnh Bình Định cho biết, hiện nay đất sân bay rộng hơn 860ha, trong đó đất do quân sự quản lý hơn 720ha, hàng không dân dụng quản lý gần 15ha, còn lại là đất dùng chung.

Nhu cầu sử dụng đất quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 hơn 948ha, trong đó đất do quân sự quản lý hơn 548ha, đất do hàng không dân dụng quản lý hơn 113ha, đất dùng chung hơn 285ha.

Để đảm bảo nhu cầu sử dụng đất quy hoạch Cảng hàng không Phù Cát thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Bình Định đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét giao phần diện tích đất quân sự cho hàng không dân dụng quản lý là hơn 99ha và giao phần diện tích đất quân sự để sử dụng chung với Cảng hàng không là hơn 54ha.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…