Bộ Tài chính dự tính chi tiếp 23.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết đang thiết kế một gói hỗ trợ người lao động khoảng tầm 23.000 tỷ đồng từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp...
 23.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động

Ngày 6/6, Quốc hội làm rõ thêm một số vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội. Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đang thiết kế gói hỗ trợ người lao động tầm 23.000 tỷ đồng để Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét triển khai.

Theo đó, số tiền trên sẽ được lấy từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trong năm 2021, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đã chi 47.356 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động bị Covid–19. Số dư Quỹ hiện còn 59.357 tỷ đồng.

Liên quan đến vấn đề thu sai đối tượng của bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng cho biết, thực hiện Nghị định 01, năm 2003 về mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hướng dẫn cho một số tỉnh về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội.

Theo chủ trương này, từ năm 2003 cho đến năm 2016, 54 tỉnh đã thu bảo hiểm xã hội của 4.240 đối tượng. Tuy nhiên, có một số đối tượng vẫn nộp tiếp đến năm 2020 thì dừng hẳn, với tổng cộng 1.332 trường hợp.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, về bản chất và đạo lý không có gì sai, nhưng về quy định của pháp luật thì vẫn bị vướng, bởi quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, phải có hợp đồng về giao kết bảo hiểm. Nhưng ở đây các chủ hộ kinh doanh không có hợp đồng giao kết, mà chỉ có hợp đồng với nhân viên,

“Những nhân viên của họ được nộp bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng đối với các chủ hộ thì không có hợp đồng với ai, cho nên không được nộp bảo hiểm. Về mặt bản chất thì họ đều là người lao động, vừa là chủ hộ nhưng vừa là người lao động và vừa có thu nhập. Cho nên, việc được tham gia bảo hiểm, về mặt bản chất thì có thể chấp nhận được, nhưng quy định của pháp luật thì không quy định, cho nên anh này vẫn là sai đối tượng”, ông Phớc khẳng định.

Chính vì vậy, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết đã trao đổi với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, làm thế nào để sửa Luật Bảo hiểm xã hội. Qua đó sẽ cho phép đối với những chủ hộ kinh doanh thì được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vì họ cũng vừa là người lao động, vừa là người có thu nhập.

Xem thêm

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Bộ Công an: Chưa ngăn chặn được triệt để tình trạng bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5, Trung tướng Tô Ân Xô, đại diện Bộ Công an cho biết việc bán khống giấy nghỉ bệnh, trục lợi bảo hiểm xã hội đã xảy ra từ rất lâu và xảy ra ở nhiều địa phương. Lực lượng công an và các đơn vị chức năng khác cũng đã tiến hành nhưng chưa ngăn chặn được triệt để...

Có thể bạn quan tâm