Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị Petro Vietnam triển khai chỉ đạo của Thủ tướng, đẩy nhanh thoái vốn khỏi bất động sản, ngân hàng, quỹ đầu tư, chứng khoán và bảo hiểm.
Hiện có nhiều công ty con thuộc Petro Vietnam có hoạt động đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính như Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính công đoàn dầu khí Việt Nam (PVFI), Công ty Cổ phần Đông Dương Xanh, Pvcombank, PVI…
Việc Petro Vietnam phải thoái vốn giai đoạn 2017-2020 với khối lượng vốn thoái lớn theo Bộ Tài chính là khó thực hiện khi phải đảm bảo lợi ích tối ưu cho Nhà nước.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, về việc tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn, về các mốc thời gian trong quy trình cổ phần hóa tại doanh nghiệp trên thì việc tìm kiếm, lựa chọn nhà đầu tư chiến lược cần thực hiện cùng với thời điểm xây dựng phương án cổ phần hóa để đảm bảo lựa chọn các nhà đầu tư phù hợp, đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Đồng thời quy định cụ thể thời gian, tiến độ hoàn thành việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là phù hợp để đảm bảo hoàn thành mục tiêu, lộ trình cổ phần hóa theo quy định.
Qua văn bản của Bộ Tài chính cũng cho thấy, quá trình tái cơ cấu, cổ phần hóa của Petro Vietnam đang vướng phải nhiều vướng mắc như tiêu chí phân loại, tỷ lệ nắm giữ vốn của Petro Vietnam tại các doanh nghiệp thành viên, xác định giá trị vốn nhà nước đầu tư ra nước ngoài, giá khởi điểm chuyển nhượng, hay xác định quyền sở hữu trí tuệ…
>>Nam Việt Navico dự chi cổ tức 12% bằng tiền