Texas ra lệnh cấm DeepSeek và Red Note của Trung Quốc trên thiết bị công quyền

Texas đã trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ cấm chatbot AI DeepSeek và các ứng dụng mạng xã hội Trung Quốc trên thiết bị chính phủ trong bối cảnh có nhiều lo ngại về an ninh dữ liệu...

Texas ra lệnh cấm DeepSeek và Red Note của Trung Quốc trên thiết bị công quyền

Chính quyền bang Texas đã ban hành lệnh cấm đối với DeepSeek – nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) đến từ Trung Quốc – trên các thiết bị của chính phủ, chỉ vài ngày sau khi chatbot này gây chấn động giới đầu tư và cộng đồng công nghệ với khả năng cạnh tranh trực tiếp với OpenAI.

Ngoài DeepSeek, Texas cũng cấm các ứng dụng mạng xã hội phổ biến của Trung Quốc, bao gồm Xiaohongshu (còn được gọi là RedNote) và Lemon8, trên tất cả các thiết bị của chính quyền tiểu bang.

"Texas sẽ không cho phép công nghệ Trung Quốc xâm nhập vào cơ sở hạ tầng trọng yếu của tiểu bang thông qua các ứng dụng AI và mạng xã hội có khả năng thu thập dữ liệu”, Thống đốc Texas Greg Abbott tuyên bố.

Trong cùng ngày, NASA cũng trở thành cơ quan liên bang tiếp theo cấm nhân viên sử dụng DeepSeek và chặn mọi quyền truy cập vào nền tảng này trên hệ thống của mình. Trong một bản ghi nhớ gửi toàn bộ nhân viên, Giám đốc AI của NASA cảnh báo rằng các máy chủ của DeepSeek hoạt động bên ngoài nước Mỹ và là rủi ro đối với an ninh quốc gia cũng như quyền riêng tư.

Ứng dụng DeepSeek của Trung Quốc đã khiến cộng đồng AI xôn xao trong những ngày gần đây khi chứng minh được khả năng cạnh tranh với OpenAI - công ty tiên phong trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Đà trỗi dậy nhanh chóng của DeepSeek đã làm dấy lên nhiều lo ngại về việc AI Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đến an ninh dữ liệu và vị thế công nghệ của Mỹ

Trước đó hôm 28/1, Hải quân Mỹ cũng đã yêu cầu tất cả thành viên không sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo DeepSeek của Trung Quốc dù là dưới bất kỳ hình thức nào, do hàng loạt mối quan ngại về an ninh cũng như tính đạo đức liên quan đến nguồn gốc và cách thức vận hành của mô hình này. Người phát ngôn Hải quân Mỹ cho biết đây là một phần trong chính sách AI của Văn phòng Giám đốc Thông tin Hải quân.

Xiaohongsu, ứng dụng mạng xã hội có tên tiếng Anh là Red Note, cũng đang nằm trong tầm ngắm của chính quyền Mỹ. Nền tảng này đã nhanh chóng thu hút được một lượng lớn người dùng Mỹ, đặc biệt là những cá nhân tìm kiếm một giải pháp thay thế cho TikTok.

Xiaohongsu là một mạng xã hội rất phổ biến tại Trung Quốc và các quốc gia lân cận như Malaysia, Đài Loan, với khoảng 300 triệu người dùng thường xuyên hàng tháng. Đối với nhiều người Mỹ, Xiaohongshu không chỉ là một công cụ giải trí mà còn là phương tiện để họ thể hiện sự phản đối lệnh cấm TikTok.

Lemon8, thuộc sở hữu của ByteDance – công ty mẹ TikTok - cũng chứng kiến sự gia tăng người dùng ngay trước khi chính quyền Mỹ xem xét lệnh cấm TikTok vào ngày 19/1.

Vào năm ngoái, Texas và nhiều tiểu bang khác, cùng với chính phủ liên bang, đã cấm TikTok trên các thiết bị công vụ. Tương lai của ứng dụng này vẫn chưa rõ ràng khi chính quyền Mỹ tiếp tục gây sức ép buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi hoạt động kinh doanh của TikTok tại Mỹ. ByteDance chưa đưa ra phản hồi về vấn đề này.

Xem thêm

Ông Donald Trump làm gì ngay sau khi nhậm chức?

Ông Donald Trump làm gì ngay sau khi nhậm chức?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có những hành động nhanh chóng và quyết liệt ngay sau khi nhậm chức, trong đó bao gồm việc hoãn lệnh cấm TikTok, đảo ngược tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch, rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris, xem xét áp thuế 25% đối với Canada và Mexico vào tháng 2…

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...