Bộ Tài chính nói gì về đề nghị bỏ báo cáo kiểm toán nguồn vốn từ phát hành trái phiếu?

Trả lời báo chí về kiến nghị của VBMA liên quan đến vấn đề bỏ quy định báo cáo kiểm toán về sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu riêng lẻ tại buổi họp báo thường kỳ quý 1/2023 của Bộ Tài chính…
trái phiếu
Bộ Tài chính tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2023.

Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ Trưởng vụ Tài chính ngân hàng cho biết, Bộ Tài chính đã nhận được văn bản báo cáo của Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) về khó khăn trong việc thực hiện kiểm toán báo cáo sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Hiện nay, Bộ Tài chính đang xử lý và sẽ có văn bản trả lời trong thời gian gần nhất.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ tài chính cũng thông tin sơ bộ, để tăng cường tính công khai minh bạch và nâng cao trách nhiệm báo cáo về tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu nhằm cung cấp cho nhà đầu tư. Quy định hiện hành về phát hành trái phiếu yêu cầu doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải có báo cáo kiểm toán về sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu.

Ông Dương cho biết, trên thực tế đây không phải là quy định mới, quy định này đã được áp dụng và phát hành ra công chúng từ trước đến nay và gần đây nhất tại Khoản 1 Điều 9 quy định 155/NĐ/CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 đã quy định. 

“ Khi nghị định 65/2022/NĐ/CP quy định bổ sung điều khoản đó cũng đã căn cứ  trên khía cạnh bản thân doanh nghiệp tự có trách nhiệm công bố định kỳ về tình hình sử dụng vốn, có chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Hiện tại, Nghị định 65 chỉ thêm động thái hoạt động trên được công ty kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán. Vì vậy, theo công văn của VBMA phản ánh không có công nghệ hệ thống thông tin, để kiểm tra theo dõi nguồn từ phát hành trái phiếu, đây là lý do chưa thực sự phù hợp”, Ông Nguyễn Hoàng Dương, Phó vụ Trưởng vụ Tài chính ngân hàng nhận định.

Đồng thời, ông Dương cũng khẳng định Bộ Tài Chính sẽ nghiên cứu những đánh giá và những phản ánh của VBMA để trả lời theo quy định của pháp luật.

Trước đó, VBMA đã kiến nghị Chính phủ cho hoãn thời hạn công bố thông tin báo cáo kiểm toán tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu đối với trái phiếu còn dư nợ cho kỳ công bố thông tin năm 2022 cho các tổ chức phát hành (tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, công ty tài chính) đến ngày 30/6/2023 thay vì ngày 31/3/2023 như quy định.

VBMA cũng kiến nghị Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn thực hiện việc kiểm toán tình hình sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của các tổ chức tín dụng trong điều kiện hiện nay, đồng thời đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính xem xét bãi bỏ quy định nói trên.

Theo VBMA, lý do là với các tổ chức tín dụng, số tiền thu được từ các kênh huy động vốn (vốn trái phiếu) sẽ được gộp và hòa vào tổng nguồn vốn huy động của tổ chức tín dụng để phục vụ các hoạt động nêu trên. Thực tiễn cho thấy tổ chức tín dụng không thể xác định đích danh nguồn tiền vốn trái phiếu thu từ một đợt phát hành trái phiếu cụ thể được sử dụng cho các khoản cho vay, đầu tư cụ thể nào.

Các tổ chức tín dụng đều chưa có năng lực công nghệ thông tin để theo dõi dòng tiền từ phát hành trái phiếu và đặc biệt với đặc thù của việc luân chuyển dòng vốn liên tục của các tổ chức tín dụng như đã nêu trên thì việc các tổ chức tín dụng có thể đánh giá, theo dõi sử dụng vốn lần đầu và quay vòng các lần sau là khó khả thi.

Trường hợp không thực hiện được kiểm toán báo cáo tình hình sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu, các tổ chức tín dụng sẽ vi phạm quy định về công bố thông tin, đồng thời không thể phát hành mới các trái phiếu trong năm 2023 và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Các công ty chứng khoán và công ty tài chính tiêu dùng cũng gặp phải vấn đề như tại các ngân hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...