Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập nhóm phát triển thiết bị 6G

Nhóm phát triển thiết bị 6G có nhiệm vụ nghiên cứu, rà soát và đề xuất các quy định về quản lý thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm để thúc đẩy triển khai 6G…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Viettel, VNPT và MobiFone là đại diện 3 doanh nghiệp viễn thông tham gia nhóm phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm.
Viettel, VNPT và MobiFone là đại diện 3 doanh nghiệp viễn thông tham gia nhóm phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm.

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa quyết định thành lập Nhóm phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm - Ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin di động 6G.

Gồm có 14 thành viên, nhóm phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm có Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông Nguyễn Thiện Nghĩa làm Trưởng nhóm.

Bên cạnh các thành viên là đại diện một số cơ quan, đơn vị trong Bộ Thông tin và Truyền thông, nhóm phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm còn có 3 thành viên là đại diện 3 doanh nghiệp viễn thông gồm Viettel, VNPT và MobiFone.

Một trong những nội dung sẽ được nhóm công tác này tập trung triển khai là nghiên cứu, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để thúc đẩy phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm; nghiên cứu, rà soát và đề xuất các quy định về quản lý thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm để thúc đẩy triển khai 6G.

ong-nguyen-thien-nghia.jpg
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Cùng với đó, nhóm cũng sẽ nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế điển hình về định hướng chiến lược phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm, đề xuất cho Việt Nam; theo dõi, tổng hợp tình hình nghiên cứu phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm trên thế giới như loại thiết bị, băng tần hỗ trợ, giá, tình hình chuẩn hóa… để xây dựng báo cáo chuyên đề.

Đồng thời, nhóm sẽ tham dự các hội nghị, các hội thảo quốc tế và trong nước liên quan đến phát triển thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm; tham gia hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển công nghệ thiết bị 6G, đánh giá, kiểm tra, thử nghiệm.

Trước đó, vào ngày 7/1/2022, Ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển công nghệ thông tin di động 6G đã được thành lập. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng làm Trưởng Ban chỉ đạo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long làm Phó trưởng Ban chỉ đạo. Cục Viễn thông là đơn vị thường trực Ban chỉ đạo, có trách nhiệm giúp Ban chỉ đạo điều phối hoạt động của Ban chỉ đạo theo kế hoạch đề ra, đồng thời bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Ban chỉ đạo.

Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo là nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về chủ trương, chiến lược, cơ chế, chính sách tạo môi trường pháp lý, thúc đẩy nghiên cứu, phát triển về tiêu chuẩn, ứng dụng, an toàn thông tin, sản xuất và thương mại hóa thiết bị, dịch vụ thông tin di động 6G tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề ra lộ trình nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thiết bị 6G, lộ trình thử nghiệm và thương mại hóa dịch vụ 6G; giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong sản xuất và thương mại hóa thiết bị, dịch vụ 6G.

Tại Hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị, đẩy mạnh xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, trong đó lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt các nguồn đầu tư xã hội và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài. Trọng tâm phát triển hạ tầng số năm 2023 là thương mại hóa mạng 5G, tạo ra những thay đổi về kết nối, để hạ tầng thông tin liên lạc trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế. Phát triển bưu chính trở thành hạ tầng thiết yếu của quốc gia, của nền kinh tế số.

Có thể bạn quan tâm