BSR có thể bị HNX từ chối niêm yết?

Các nhà đầu tư cho rằng, việc BSR “chuyển nhà” từ UPCoM sang HNX là “đường tìm về mệnh giá” của mã cổ phiếu này nhưng khoản lỗ khủng trong 6 tháng đầu năm 2020 có thể khiến BSR bị từ chối.
BSR có thể bị HNX từ chối niêm yết?

Hồi đầu tháng 6 vừa qua, Sở GDCK Hà Nội (HNX) vừa cho biết đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu BSR của CTCP lọc hóa dầu Bình Sơn. Tổng số lượng cổ phiếu niêm yết là 3,1 tỷ đơn vị, tương đương với 31.000 tỷ đồng vốn điều lệ.

Việc niêm yết cổ phiếu lên sàn HNX đã được cổ đông công ty thông qua tại cuộc ĐHĐCĐ thường niên 2020 vừa diễn ra cuối tháng 5. Theo ban lãnh đạo công ty, điều này sẽ giúp cổ phiếu có cơ hội giao dịch sôi động trên thị trường, đồng thời công ty cũng thực hiện thoái vốn trên sàn giao dịch theo kế hoạch.

Cổ phiếu BSR chính thức giao dịch trên sàn UPCoM từ ngày 1/3/2018 với giá đóng cửa phiên đầu tiên là 31.300 đồng/cp. Tuy nhiên, đến nay cổ phiếu BSR chỉ còn 6.700 đồng/cp, tương đương giảm gần 80% so với phiên chào sàn.

Tuy nhiên, tại một diễn đàn chứng khoán có hàng chục nghìn thành viên là các nhà đầu tư, môi giới, chuyên gia phân tích tham gia đang xôn xao về việc khả năng cổ phiếu BSR khó có thể được HNX chấp thuận niêm yết do khoản lỗ ròng 4.225 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2020 (cùng kỳ lãi hơn 704 tỷ đồng).

Được biết, theo quy định niêm yết trên HNX, cổ phiếu phải không có lỗ lũy kế tại thời điểm niêm yết. Nếu không xóa được lỗ lũy kế và có lãi trở lại, khả năng BSR ở lại UPCoM “chơi dài” là điều có thể xảy ra.

Tình hình kinh doanh kém sắc trên của Lọc hóa dầu Bình Sơn chủ yếu do ngay những tháng đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát kết hợp với cuộc khủng hoảng giá dầu khiến công ty gặp rất nhiều khó khăn, tồn kho của nhà máy có thời điểm trên 90%.

Lọc hóa dầu Bình Sơn cho biết, tháng 4/2019, giá dầu thô (Dated Brent) ở mức cao nhất của năm 2019. Cụ thể, giá dầu thô tăng từ 59,5 USD/thùng bình quân tháng 1/2019 lên 71,3 USD/thùng bình quân tháng 4/2019 và sau đó giảm dần xuống còn 64,1 USD/thùng bình quân tháng 6/2019.

Trong khi đó, tháng 4/2020 có giá dầu thô thấp kỷ lục, cụ thể giá dầu từ mức 31,8 USD/thùng bình quân tháng 3/2020 giảm còn 18,5 USD/thùng bình quân tháng 4/2020 (giảm 13,3 USD/thùng) đã làm kết quả sản xuất kinh doanh của BSR sụt giảm nghiêm trọng do đặc thù về sản xuất, chế biến liên tục của nhà máy lọc dầu, nhà máy luôn phải duy trì một lượng dầu thô và cần thời gian để chế biến từ dầu thô cho ra sản phẩm xuất bán, điều này dẫn đến khi giá dầu thô và sản phẩm giảm thì giá vốn bị ảnh hưởng của tồn kho có giá cao hơn giá thị trường.

Bên cạnh đó, quý II/2020, BSR ngoài việc chịu tác động xấu bởi giá dầu thô và sản phẩm còn chịu tác động bởi dịch Covid-19, giãn cách xã hội khiến nhu cầu các sản phẩm lọc hóa dầu giảm rất mạnh, đồng thời khoảng chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính cũng thu hẹp rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Nhất là trong thời gian tháng 4, 5/2020, giá các sản phẩm phẩm A92, A95, JetA1, DO thấp hơn giá dầu thô đã làm cho kết quả sản xuất, kinh doanh tháng 4 và tháng 5 tiếp tục lỗ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...