Lọc hóa dầu Bình Sơn bất ngờ giảm sâu kế hoạch lợi nhuận

CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn điều chỉnh lợi nhuận sau thuế về 1.165 tỷ đồng thay vì mục tiêu 2.939 tỷ đồng như ĐHĐCĐ thường niên đã thông qua hồi đầu năm, tương đương giảm gần 60,4%.
Lọc hóa dầu Bình Sơn bất ngờ giảm sâu kế hoạch lợi nhuận

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa ban hành Nghị quyết chấp thuận điều chỉnh kế hoạch hoạt động sản xuất - kinh doanh năm 2019 của CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (mã: BSR).

Theo đó, lợi nhuận trước thuế được điều chỉnh về 1.238 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tương ứng giảm còn 1.165 tỷ đồng. PVN cho biết việc điều chỉnh này giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho người lao động trong bối cảnh cạnh tranh nhân lực lọc dầu có trình độ cao ngày càng khốc liệt.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên đã thông qua kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2019 là 97.979 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 2.939 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ dự kiến tổng doanh thu 97.783 tỷ và lãi sau thuế 3.100 tỷ đồng.

Động thái điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của Lọc hóa dầu Bình Sơn diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh sụt giảm so với cùng kỳ.

Theo BCTC quý III/2019, doanh thu công ty sụt giảm 14,2% so với cùng kỳ năm trước xuống mức 23.012 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán chỉ giảm 11,3% dẫn đến lợi nhuận gộp giảm đến 57% so với cùng kỳ năm 2018, ghi nhận 741 tỷ đồng.

Biên lợi nhuận gộp sụt giảm ½ so với cùng kỳ năm 2018 xuống mức 3,2%. Bên cạnh đó, chi phí quản lý cũng tăng từ 53 tỷ đồng cùng kì năm ngoái lên mức 90 tỷ đồng trong quí III năm nay.

Lợi nhuận trước và sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ Lọc hóa dầu Bình Sơn lần lượt ghi nhận mức 624 tỷ đồng và 598 tỷ đồng, cùng giảm 50% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức giảm 57% của lợi nhuận gộp.

Luỹ kế 9 tháng năm 2019, Lọc hóa dầu Bình Sơn ghi nhận tổng doanh thu 73.926 tỷ đồng; biên lãi gộp đạt 2,76%; lợi nhuận trước và sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ lần lượt ghi nhận mức 1326 tỷ đồng và 1.281 tỷ đồng. Lọc Dầu Bình Sơn không có số liệu 9 tháng so sánh với cùng kỳ năm trước.

PVN cho biết năm 2019 là năm khó khăn của ngành công nghiệp lọc hóa dầu nói chung và Lọc hóa dầu Bình Sơn nói riêng, khoảng chênh lệch giá giữa sản phẩm và dầu thô (crack margin) bị thu hẹp rất nhiều so với dự báo.

Đặc biệt, trong 2 tháng đầu năm và tháng 6/2019, có những thời điểm giá xăng Mogas A92/A95 thấp hơn giá dầu thô.

Do đó, lợi nhuận của các nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới bị ảnh hưởng rất nhiều và lợi nhuận của Lọc hóa dầu Bình Sơn trong tháng 1 và tháng 6/2019 bị âm; lợi nhuận tháng 2/2019 không đáng kể.

Bên cạnh đó, từ tháng 4 đến tháng 8/2019, giá dầu thô luôn giảm và tháng 9, giá có xu hướng nhích lên nhưng lại quay đầu giảm trong tháng 10; tình trạng mỏ Bạch Hổ và các mỏ nội địa khác đang dần cạn kiệt. Điều này dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi yếu tố tồn kho có giá cao hơn giá thị trường.

Xem thêm

QCG để ngỏ kế hoạch kinh doanh năm 2018?

QCG để ngỏ kế hoạch kinh doanh năm 2018?

Dù đã công bố nhiều tài liệu chuẩn bị cho Đại hội đồng cổ đông thường niên sắp được tổ chức, nhưng riêng về kế hoạch kinh doanh chi tiết 2018 thì QCG vẫn chưa công bố.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...