Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thoái toàn bộ vốn tại EVN Finance

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh quá trình sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp theo Quyết định số 852/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/6 mới đây phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, tá
Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ thoái toàn bộ vốn tại EVN Finance

Tổng Giám đốc EVN Đặng Hoàng An cho biết hiện tập đoàn đã hoàn thiện Đề án tổ chức, sắp xếp lại 3 Trường cao đẳng thuộc EVN trình Bộ Công Thương thông qua để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, Bộ Công Thương đã phê duyệt Đề án tổ chức, sắp xếp lại các Trường cao đẳng thuộc EVN và EVN đã có các Quyết định chuyển

Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 10/2017/NĐ-CP ngày 09/02/2017 về Quy chế quản lý tài chính của EVN và sẽ ban hành Nghị định về Điều lệ EVN trong thời gian tới.

Sau khi được Chính phủ phê duyệt, EVN sẽ phê duyệt các quy chế quản lý nội bộ phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn.

Hiện nay, Thủ tướng Chính phủ đang xem xét, phê duyệt danh mục các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn giai đoạn 2017-2020. Các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn sẽ được EVN thực hiện ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định phê duyệt chính thức.

Đối với việc thoái vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực (EVN Finance), EVN đã nghiên cứu phương án thoái toàn bộ vốn tại công ty này. Ngày 26/5 vừa qua, Bộ Công Thương có văn bản số 4680/BCT-BĐMDN gửi EVN về việc giá khởi điểm bán đấu giá EVN Finance. Căn cứ ý kiến của Bộ Công Thương, ngày 9/6/2017, EVN đã phê duyệt giá khởi điểm và phương án thoái vốn của EVN tại EVN Finance.

EVN đang tiếp tục triển khai thủ tục xin giấy phép tại Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đồng thời chuẩn bị đấu giá tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội và các bước thoái vốn theo quy định. Dự kiến, việc hoàn thành thoái vốn sẽ được tiến hành trong các tháng cuối năm 2017.

Theo Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc EVN giai đoạn 2017-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 852, EVN sẽ tiếp tục nắm giữ các đơn vị: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, 5 Tổng công ty Điện lực, các Công ty thủy điện hạch toán phụ thuộc tập đoàn, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia, Công ty Mua bán điện, Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (đổi tên từ Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin).

Đây là các đơn vị chủ lực trong việc đảm bảo điện cho kinh tế-xã hội của đất nước, vừa đảm bảo hiệu ích tổng hợp và tham gia vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh, mô hình tổ chức cơ bản đáp ứng điều kiện hình thành thị trường bán buôn điện.

Bên cạnh đó, EVN sẽ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp trong nội bộ các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị trong giai đoạn tới gồm: tiếp tục thực hiện cổ phần hóa các Tổng công ty phát điện theo kế hoạch đã được phê duyệt, trong đó, chuẩn bị các thủ tục cho việc IPO GENCO3 sau khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương án cổ phần hóa và dự kiến chuyển thành Công ty cổ phần trong năm 2017 đồng thời, tiếp tục thực hiện các bước cổ phần hóa GENCO 1 và 2 theo quy định, dự kiến hoàn thành trong năm 2018.

Về việc sắp xếp, thoái vốn EVN tại các công ty cổ phần, tập đoàn tiếp tục thoái toàn bộ vốn tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính (1 đơn vị), cơ khí (2 đơn vị), phát điện (2 đơn vị; trong đó Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 sẽ thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3) kèm theo lộ trình thực hiện cụ thể.

Đối với các đơn vị tư vấn, EVN chỉ giữ lại 2 đơn vị là Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1, Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 và thoái toàn bộ vốn tại 2 đơn vị: Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 3 và Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 4.

Đồng thời, EVN sẽ chỉ đạo các Tổng công ty xây dựng kế hoạch thoái vốn và danh mục doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020 phù hợp với tiêu chí tại Quyết định số 58/QĐ-TTg.

Cùng với việc tách bạch hạch toán và bộ máy tổ chức giữa công tác vận hành hệ thống điện và dịch vụ, kinh doanh để nâng cao hiệu quả và đánh giá đúng công tác sản xuất kinh doanh của tập đoàn, EVN còn tiếp tục nắm giữ và sắp xếp, tổ chức lại các Ban Quản lý dự án theo hướng hình thành các Ban Quản lý dự án chuyên nghiệp trong EVN theo lộ trình.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...