Các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều sau dữ liệu CPI mới

S&P 500 và Nasdaq kết thúc cao hơn vào 13/9 sau khi dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng tăng vừa phải trong tháng 8, một lần nữa củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang sẽ giữ nguyên lãi suất trong tháng 9…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 13/9, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 0,20% xuống 34.575,53 điểm, S&P 500 tăng 0,12%, kết thúc phiên ở mức 4.467,44 điểm và chỉ số Nasdaq tăng 0,29% lên 13.813,59 điểm.

Chỉ số tiện ích S&P 500 lên 1,2%, chỉ số tiêu dùng tuỳ ý tăng 0,9% khi cổ phiếu Ford Motor lên 1,5% nhờ kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng xe bán tải hybrid F-150 vào năm 2024 của nhà sản xuất xe ô tô.

Các cổ phiếu tăng trưởng Megacap (siêu vốn hoá) như Tesla, Meta Platforms, Microsoft và Amazon.com đều tăng hơn 1%. Ngược lại, Apple lại giảm 1,2% trong ngày thứ hai sau khi ra mắt iPhone mới.

Ở các diễn biến riêng lẻ, cổ phiếu Citigroup lên 1,7% sau khi Giám đốc điều hành Jane Fraser công bố một cuộc cải tổ lớn sẽ dẫn đến cắt giảm nhân sự và trao cho bà quyền giám sát trực tiếp lớn hơn trong một nỗ lực nhằm đơn giản hóa cấu trúc của ngân hàng.

Nhà sản xuất dược phẩm Moderna tăng 3,2% khi công ty cho biết vaccine cúm mRNA-1010 đã đạt được mục tiêu chính trong thử nghiệm giai đoạn cuối. Đồng thời, Moderna cũng thông báo về việc giảm quy mô sản xuất vaccine Covid-19.

Cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của hai nhà sản xuất xe điện Trung Quốc Nio và Xpeng lần lượt giảm 4,7% và 3,1% sau khi Ủy ban Châu Âu bắt đầu cuộc điều tra nhằm đánh giá xem các phương tiện của họ phải chịu thuế trừng phạt hay không.

Sprit Airlines mất hơn 6% do hãng hàng không giá rẻ cắt giảm triển vọng doanh thu quý 3 vì lý do giá nhiên liệu tăng.

Khối lượng giao dịch trên các sàn giao dịch Mỹ là 9,9 tỷ cổ phiếu, tương đương với mức trung bình 9,9 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên gần đây.

Về khía cạnh kinh tế, dữ liệu mới được công bố cho thấy giá tiêu dùng tăng nhiều nhất trong 14 tháng vào tháng 8 do giá nhiên liệu, nhưng chỉ số lạm phát cốt lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động, tăng 0,3% - mức nhỏ nhất trong gần hai năm.

Theo công cụ CME FedWatch, các nhà giao dịch nhận thấy khả năng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất vào tháng 9 là 97% và 61% vào tháng 11.

“Tôi không nghĩ Fed muốn gây sốc và tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 9 khi phần lớn mọi người kỳ vọng họ sẽ tạm ngừng. Nhưng việc tăng lãi suất vẫn hoàn toàn là có thể trong thời gian còn lại của năm”, bà Victoria Fernandez, chiến lược gia trưởng tại Crossmark Global Investment.

Một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy khó có khả năng Fed sẽ cắt giảm lãi suất trước mùa hè năm sau.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu đã giảm nhẹ vào 13/9 sau khi chạm mức cao nhất trong 10 tháng. Mức tăng bất ngờ trong dự trữ dầu thô của Mỹ đã bù đắp cho tâm lý lo ngại rằng nguồn cung dầu thô thắt chặt trong thời gian còn lại của năm.

Giá dầu Brent giảm 18 cent xuống mức 91,88 USD/thùng. Mức cao nhất trong phiên 92,84 USD/thùng là mức cao nhất kể từ tháng 11.

Dầu thô WTI giảm 32 cent xuống còn 88,52 USD/thùng. Mức cao nhất trong phiên 89,64 USD/thùng cũng là mức cao nhất kể từ tháng 11.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 4 triệu thùng trong tuần trước, khác hẳn so với dự đoán của các nhà phân tích về mức giảm 1,9 triệu thùng.

Trong khi đó, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, để hạn chế tổn thất về giá Arab Saudi và Nga đã gia hạn cắt giảm sản lượng 1,3 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ nay cho đến cuối năm, điều này sẽ hạn chế thâm hụt thị trường đáng kể trong quý 4.

Các nhà phân tích của Bank of America tin rằng việc tiếp tục cắt giảm nguồn cung có thể nâng giá dầu Brent lên trên ngưỡng 100 USD/thùng vào cuối năm nay.

Có thể bạn quan tâm