Các chuyên gia hiến kế giúp người thu nhập thấp tại Hà Nội sớm có nhà ở

Do nhu cầu nhà ở của người dân đang rất lớn, các chuyên gia cho rằng Hà Nội cần xã hội hóa và tài chính quốc tế để phát triển nhà ở xã hội...

Tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và tương lai”
Tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và tương lai”

Theo thống kê của Hà Nội, về nhu cầu diện tích nhà ở tại địa bàn đã có sự thay đổi mạnh từ năm 2015 – 2020. Cụ thể, năm 2015 nhu cầu của người dân là 1,8 triệu m2, đã thực hiện được 1,35 triệu m2. Đến năm 2020, nhu cầu tăng lên 4,67m2, nhưng chỉ thực hiện được 1,23 triệu m2.

Từ năm 2016 – 2020, Hà Nội đã thực hiện 25 dự án, trong đó có 2 dự án ký túc xá sinh viên sinh viên và không có 1 dự án nhà ở cho công nhân nào được xây dựng. Năm 2021, 2022 thực hiện 52 dự án và 5 khu nhà ở xã hội tập trung.

Về chất lượng, cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ. Tỷ lệ nhà ở kiên cố và bán kiên cố toàn thành phố đạt 99,1% (so với mục tiêu 91,2%).

Theo Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, về nhà ở xã hội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở và chuẩn bị đầu tư 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 - 3 khu. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Còn mục tiêu, yêu cầu phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2025 – 2030, sẽ tuân thủ chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thành phố, kết hợp phát triển nhà ở với cải tiến quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ.

Ngoài ra, tăng cường quản lý đô thị và nâng cao văn minh đô thị và đảm bảo hỗ trợ người dân có sinh kế bền vững và đời sống tiến bộ. Phát triển đồng bộ hạ tầng, hình thành đa dạng hóa các loại nhà ở xã hội, đảm bảo chỗ ở ổn định đẩy mạnh phát triển nhà ở công nhân.

Để Hà Nội đạt được mục tiêu đề ra, tại tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và tương lai”, Tiến sĩ, Kiến trúc sư Nguyễn Văn Hải, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho biết, đối với chính sách cần cập nhật kế hoạch phát triển nhà ở theo tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý danh mục dự án nhà ở xã hội.

Cùng với đó, cần huy động nguồn lực xã hội, tăng cường chức năng quản lý nhà nước, rà soát và điều chỉnh các quy định. Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư, nâng cao năng lực của chủ đầu tư và công khai quá trình lựa chọn nhà đầu tư.

Trong quy hoạch kiến trúc, phải lập và phê duyệt quy hoạch chung và chi tiết. Xây dựng các khu đô thị mới và vệ tinh. Quản lý xây dựng phù hợp và lập quy hoạch cho các khu vực sắp phát triển. Bố trí đất hiệu quả cho phát triển nhà ở và khu công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Thêm đó, tái thiết các khu dân cư hiện hữu theo hướng giảm mật độ dân cư, xây dựng nhà ở cao tầng hiện đại và đồng bộ hóa hạ tầng, bố trí quỹ đất cho nhà ở xã hội.

Về vốn và thuế phải sử dụng hiệu quả nguồn tiền từ quỹ đất và dự án đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội. Khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nhà ở xã hội cho thuê. Xã hội hóa và tài chính quốc tế để phát triển nhà ở xã hội.

Đặc biệt, phải bố trí nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn khác để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế.

Còn ông Bùi Xuân Tùng, nguyên Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho rằng, về vĩ mô, cơ chế chính sách của Nhà nước đã hỗ trợ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng để xây dựng nhà ở xã hội, tuy nhiên, cần nghiên cứu sử dụng gói hỗ trợ phù hợp.

"Và Nhà nước cần đưa ra được khái niệm như thế nào là nghèo. Theo tôi, quan điểm nghèo được đánh giá vẫn chưa sát thực tế", ông Tùng nêu.

Bên cạnh đó, quy định đối với nhà ở xã hội cần chặt chẽ hơn để quản lý loại hình này đảm bảo chất lượng và an toàn hiện đại. Đặc biệt, các đơn vị liên quan phải tạo quỹ đất sạch, khả thi, thuận lợi cho nhà đầu tư.

Theo ông Tùng, hiện nay sự thay đổi công nghệ, dùng công nghệ mới tiến đến tăng chất lượng, giảm giá thành và hướng đến sự phát triển xanh, bền vững. Các dự án cần nghiên cứu quy hoạch đồng bộ, có hạ tầng dùng chung, các tiện ích để đáp ứng giai đoạn giao thời với nhà ở thương mại, tạo ra những không gian sống lành mạnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Marina Central Tower thu hút khách thuê nhờ vị trí trung tâm

Trong bối cảnh ngành bán lẻ cao cấp phát triển mạnh mẽ, xu hướng “xanh hóa” ngày càng phổ biến, Marina Central Tower - tòa văn phòng, trung tâm thương mại mới tại TP.HCM đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều khách thuê nhờ lợi thế đặc biệt…

Các đại biểu tại phiên tọa đàm: Dòng tiền chảy vào phân khúc nhà ở thương mại phía Nam - Nhận diện cơ hội đầu tư

Bất động sản phía Nam “khát” căn hộ vừa túi tiền

Với nền tảng pháp lý từ các luật mới có liên quan, giới phân tích đánh giá, thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ phục hồi và tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, sự dịch chuyển về nhu cầu và xu hướng đầu tư đang thể hiện rõ rệt hơn ở các tỉnh lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Căn hộ Sun Group chỉ từ 24-25 triệu/m2 dành cho ai?

Sun Urban City Hà Nam không chỉ đơn thuần là một dự án bất động sản, đó là một kiệt tác kiến trúc, một thành phố thu nhỏ, nơi bạn có thể trải nghiệm trọn vẹn những giá trị sống bền vững...