Các cổ phiếu có vốn hóa lớn bị bán tháo

Các mã trong rổ VN30 liên tục bị xả đã lan ra diện rộng khiến VN-index giảm gần 8 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ hai liên tiếp.
Các cổ phiếu có vốn hóa lớn bị bán tháo

Sau khi chỉ số CPI của Mỹ được công bố tối qua cho thấy lạm phát của Mỹ chưa có dấu hiệu dừng lại. Thị trường chứng khoán Mỹ đã có đợt giảm mạnh nhất trong vòng 2 năm. Tiếp đó đến các thị trường châu Á sáng nay cũng lao dốc đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư trong nước.

Ngay khi mở cửa, các cổ phiếu trong rổ VN30 giảm sâu. Có lúc tất cả cổ phiếu giao dịch dưới tham chiếu và chỉ số đại diện cho rổ này mất đến 22 điểm. Tiền giải ngân để mua ở vùng giá thấp xuất hiện trong những phút cuối phiên giúp 6 mã đảo chiều tăng và trở lại tham chiếu, gồm SSI, VRE, HPG, NVL, POW, STB. Trong khi đó, nhiều cổ phiếu trụ thuộc hai nhóm ngành chính là bán lẻ - hàng tiêu dùng (SAB, VNM, MSN) và ngân hàng (HDB, CTG, TCB, ACB) vẫn giảm khoảng 1-4%.

Sắc đỏ từ rổ VN30 lan sang nhóm vốn hoá vừa và nhỏ. Thị trường hôm nay có tổng cộng 320 cổ phiếu giảm, gấp gần 3 lần số lượng cổ phiếu tăng. Sắc đỏ chiếm ưu thế ở nhóm ngân hàng, bất động sản còn nhóm thép, chứng khoán và xây dựng có mã tăng áp đảo mã giảm.

VN-Index có lúc mất gần 20 điểm, sau đó thu hẹp dần biên độ, đóng cửa chỉ giảm 7,63 điểm về vùng 1.240 điểm. Hầu hết cổ phiếu trụ đỡ cho chỉ số có vốn hoá vừa và nhỏ, trong đó EIB và HAG tăng hết biên độ.

Thanh khoản thị trường đạt xấp xỉ 608 triệu cổ phiếu, tương ứng 14.350 tỷ đồng. Tiền tập trung nhiều nhất ở nhóm ngành tài chính – ngân hàng, nguyên vật liệu và bất động sản. Tính riêng cổ phiếu thì HPG dẫn đầu với 635 tỷ đồng, tiếp đến là SSI, HAG, VPB và VND.

Giao dịch bằng phương thức thoả thuận ảm đạm so với các phiên trước khi chỉ khoảng 24 triệu cổ phiếu được sang tay, tương ứng chưa đến 1.000 tỷ đồng.

Nhà đầu tư nước ngoài xả hàng phiên thứ hai liên tiếp với giá trị ròng khoảng 50 tỷ đồng. Nhóm này tập trung mua HPG, PVD, SSI và VCB.

Xem thêm

"Cú hích" cho thị trường chứng khoán Việt Nam

"Cú hích" cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán tháng 9 đã trải qua 21 phiên giao dịch với 2 sắc thái khá trái ngược nhau: Giảm mạnh trong nửa đầu tháng trước động thái bán ròng mạnh của các quỹ ETF ngoại lùi về mức 651,31 đi
5 giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

5 giải pháp phát triển thị trường chứng khoán

Tại buổi lễ đánh cồng đầu xuân Canh Tý 2020 của Sở GDCK TP.HCM (HoSE), Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải cho biết, sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện thành công 5 giải pháp để phát triển thị trường chứng khoán.
"Vũ điệu Samba" của thị trường chứng khoán

"Vũ điệu Samba" của thị trường chứng khoán

Dịch COVID-19 ập tới khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao cùng đà bán tháo diễn ra hồi tháng 3/2020. Ít ai nghĩ, đây lại là một năm thành công với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...