Các công ty chứng khoán có thể không cần gặp trực tiếp khách hàng để mở tài khoản

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo thông tư mới của Bộ Tài chính về hướng dẫn hoạt động các CTCK là việc bổ sung một số quy định liên quan đến việc cho phép mở tài khoản giao dịch từ xa.
Các công ty chứng khoán có thể không cần gặp trực tiếp khách hàng để mở tài khoản

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động của công ty chứng khoán, thay thế Thông tư số 210/2012/TT-BTC và Thông tư số 07/2016/TT-BTC.

Một trong những nội dung đáng chú ý nhất trong dự thảo Thông tư mới là việc bổ sung một số quy định liên quan đến mở tài khoản giao dịch chứng khoán theo hướng hoàn thiện pháp lý để các công ty chứng khoán có thể mở tài khoản giao dịch từ xa.

Theo đó, công ty chứng khoán được quyết định gặp mặt trực tiếp hoặc không gặp mặt trực tiếp khách hàng khi lần đầu tiên thiết lập mối quan hệ. Trường hợp không gặp mặt trực tiếp khách hàng, công ty chứng khoán phải đảm bảo có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.

Cùng với đó, công ty chứng khoán phải đảm bảo có các biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh khách hàng.

Dự thảo thông tư cũng khẳng định rằng công ty chứng khoán được mở tài khoản giao dịch chứng khoán từ xa, qua phương tiện điện tử. Khi thực hiện, công ty chứng khoán phải đảm bảo 2 yêu cầu: xây dựng quy trình mở tài khoản từ xa; có biện pháp, hình thức và công nghệ để nhận biết và xác minh chính xác khách hàng.

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư mới cũng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhiều quy trình, trình tự, trong đó đáng chú ý có quy trình đình chỉ hoạt động của công ty chứng khoán.

Theo đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) quyết định đình chỉ một, một số hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong các trường hợp: hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán có thông tin sai sự thật; không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định tại Điều 92 Luật Chứng khoán; hoạt động sai mục đích hoặc không đúng với nội dung quy định trong Giấy phép; không đáp ứng được điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 85 của Luật Chứng khoán hoặc điều kiện vốn chủ sở hữu không thấp hơn vốn điều lệ tối thiểu sau thời hạn khắc phục quy định tại Khoản 2 Điều 85 của Luật Chứng khoán.

Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động, công ty chứng khoán không được ký mới, gia hạn các hợp đồng có liên quan đến các nghiệp vụ kinh doanh bị đình chỉ hoạt động; phải thực hiện tất toán, chuyển tài khoản theo yêu cầu của khách hàng (nếu có); có phương án khắc phục và báo cáo tình hình thực hiện phương án theo yêu cầu của UBCKNN.

Trường hợp bị đình chỉ nghiệp vụ tự doanh, công ty chứng khoán chỉ được bán, không được tăng thêm các khoản đầu tư kinh doanh, trừ trường hợp buộc mua, vay để sửa lỗi giao dịch, giao dịch lô lẻ hoặc thực hiện các quyền có liên quan đến chứng khoán đang nắm giữ theo quy định của pháp luật.

Một điểm thay đổi đáng chú ý khác là việc thay đổi quy định về hạn chế vay nợ.

Cụ thể, theo Thông tư số 210/2012/TT-BTC, tỷ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty chứng khoán không được vượt quá 3 lần. Giá trị tổng nợ theo quy định này không bao gồm các khoản sau đây: tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng; quỹ khen thưởng phúc lợi; dự phòng trợ cấp mất việc làm; dự phòng bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo dự thảo thông tư mới, giá trị tổng nợ để tính tỷ lệ hạn chế vay nợ chỉ ngoại trừ các khoản sau đây: quỹ khen thưởng phúc lợi; quỹ bảo vệ nhà đầu tư; quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Như vậy, quy định mới đã không còn xuất hiện khoản mục "tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng" trong nhóm khoản được loại trừ khi tính tỷ lệ hạn chế vay nợ.

Xem thêm

Đầu tư chứng khoán: “Hero always come alone”

Đầu tư chứng khoán: “Hero always come alone”

George Soros, một nhà đầu tư chứng khoán lỗi lạc lâu năm nổi tiếng kiếm được hàng triệu đô-la trên thị trường chứng khoán đã đúc kết “Hero always come alone - Người hùng chỉ đến một mình, chỉ đến trong hoàn cảnh khi bạn đơn độc chống chọi với giông bão".

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...