Các doanh nghiệp ngành gạo "thăng hoa" trong quý III/2020

Kết thúc quý III/2020, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh gạo đều ghi nhận mức tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận nhờ giá gạo tăng mạnh.
Các doanh nghiệp ngành gạo "thăng hoa" trong quý III/2020

CTCP Tập đoàn giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed, mã: NSC)- một đơn vị thành viên của The PAN Group vừa công bố BCTC quý III/2020 với doanh thu thuần tăng 74% lên 296 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp duy trì ở mức cao lên đến 36%. Lợi nhuận sau thuế tăng 74% đạt hơn 31 tỷ đồng.

Tương tự, CTCP Tập đoàn Lộc Trời (mã: LTG) có sự hồi phục đáng kể trong quý III nhờ sự cải thiện biên lợi nhuận gộp và tiết giảm chi phí. Doanh thu thuần dù giảm 9% nhưng lãi gộp vẫn tăng 7% lên 373 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng 120% đạt 92 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu mảng gạo giảm hơn 42% xuống 488 tỷ đồng, chỉ còn đóng góp khoảng 1/4 tổng doanh thu. Tuy nhiên biên lợi nhuận gộp mảng này được cải thiện mạnh từ 3,3% cùng kỳ lên 5,8%, đã góp phần nâng biên lợi nhuận chung từ 18% lên 21%.

Do ảnh hưởng của nửa đầu năm, doanh thu 9 tháng của Lộc Trời vẫn còn giảm 37% xuống 3.972 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 205 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ và thực hiện được 57% kế hoạch năm.

CTCP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã: TAR) cũng có doanh thu thuần quý III tăng 15% lên 539 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 62% đạt hơn 21 tỷ đồng. Lợi nhuận lũy kế 9 tháng gấp 3,4 lần cùng kỳ đạt 85 tỷ đồng.

Nguyên nhận của sự khởi sắc này bên cạnh những yếu tố đến từ nội tại doanh nghiệp còn đến từ việc giá gạo tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm, hầu hết các mặt hàng nông sản đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, gạo là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu tăng 8,2%, đạt 2,6 tỷ USD.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chào bán trên sàn thế giới cũng tăng mạnh. Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện có giá gần 463 USD/tấn theo thống kê của YCharts, tương đương tăng 32% trong 1 năm qua và là mức giá cao nhất kể từ 2011 đến nay.

Thậm chí tại thị trường châu Âu, kể từ khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực, nhiều lô hàng gạo thơm xuất khẩu với giá cao từ 600-1.000 USD/tấn đã được các doanh nghiệp thương thảo thành công đang mở ra cơ hội mới cho ngành gạo Việt Nam.

Trong nước, giá lúa gạo cũng được giao dịch tích cực. Theo Báo Công thương, tại An Giang, lúa Jasmine hiện dao động ở mức 6.300 - 6.400 đồng/kg, Đài thơm 8 giá 6.650 đồng/kg, gạo NL IR 504 ở mức 9.350 đồng/kg, gạo TP IR 504 10.600 đồng/kg… đều tăng vài trăm đến vài nghìn đồng/kg so với tháng 7.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...