Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc được tháo gỡ vướng mắc

Để xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc, cơ sở sản xuất phải được Cục thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thủy sản.
Các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc được tháo gỡ vướng mắc
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Bá Hải (tỉnh Phú Yên)
Chế biến tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Bá Hải (tỉnh Phú Yên)

Ông Phạm Hoàng Đức, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản cho biết, để xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc, cơ sở sản xuất phải được Cục thẩm định, chứng nhận an toàn thực phẩm và có tên trong danh sách được phép xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc. Lô hàng được thẩm định, kèm theo chứng thư theo mẫu do Cục cấp theo mẫu quy định.

Riêng các cơ sở nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng phải có tên trong danh sách được Trung Quốc công nhận. Cơ sở bao gói tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua, tôm hùm sống phải có tên trong danh sách riêng được Trung Quốc công nhận.

Về phòng chống COVID-19, các doanh nghiệp cần tuân thủ hướng dẫn của FAO, WHO về “Hướng dẫn phòng ngừa COVID-19 đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm”; nghiên cứu, tham khảo áp dụng “Hướng dẫn phòng chống COVID-19 (bản cập nhật) ban hành tháng 2/2022 của Trung Quốc.

Theo ông Phạm Hoàng Đức, một số doanh nghiệp chưa thực sự coi trọng việc tuân thủ, đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc; chưa nắm vững quy định của thị trường và chưa triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.

Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc sẽ yêu cầu doanh nghiệp có lô hàng bị cảnh báo điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục. Đình chỉ nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm. Tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với doanh nghiệp có lô hàng bị phát hiện SARS-CoV-2 trong một thời gian, đồng thời tiến hành kiểm tra trực tuyến đối với doanh nghiệp.

“Nếu doanh nghiệp nào chưa được cơ quan chức năng Trung Quốc kiểm tra trực tuyến thì cần thực hiện sớm các biện pháp kiểm soát, giám sát vệ sinh chặt chẽ”, ông Phạm Hoàng Đức nhấn mạnh.

Một số ghi nhận của Trung Quốc sau khi kiểm tra trực tuyến các doanh nghiệp là một số điểm chưa phù hợp liên quan đến bố trí thực hành sản xuất, thực hành và giám sát thực hành vệ sinh trong quá trình sản xuất. Các biện pháp kiểm soát trong phòng chống COVID-19 của các cơ sở cung cấp nguyên liệu/bán thành phẩm; bố trí ăn trưa cho công nhân trong khuôn viên nhà máy; biện pháp cách ly đối với công nhân bị nhiễm/nghi nhiễm COVID-19; quy trình triệu hồi lô hàng bị cảnh báo phát hiện SARS-CoV-2; quy trình, thao tác khử khuẩn bao bì, bán thành phẩm, xe vận chuyển.

Tính đến thời điểm hiện tại, Cục Bảo vệ thực vật đã cấp và xác nhận 350 tài khoản của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực được phân công quản lý và đang hướng dẫn, đồng thời giới thiệu 30 doanh nghiệp hoàn thiện, gửi hồ sơ sang Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm