Các đợt cắt giảm lãi suất điều hành ngày càng không có tác động thực tế

Trong bối cảnh thanh khoản ngành ngân hàng đang dư thừa như hiện nay, các chuyên gia cho rằng, tác động thực tế tới nền kinh tế của các lần cắt giảm lãi suất điều hành càng về sau càng hạn chế.
Các đợt cắt giảm lãi suất điều hành ngày càng không có tác động thực tế

Theo báo cáo đánh giá của CTCK Bảo Việt (BVSC) về quyết định giảm lãi suất điều hành mới đây, kể từ đầu năm đến nay, đây là lần thứ 3 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có quyết định giảm lãi suất điều hành với biên độ mỗi lần giảm đều khá lớn (0,5 điểm phần trăm). Tuy nhiên, không có nhiều tác động đối với mặt bằng lãi suất hiện nay.

Cụ thể, BVSC cho rằng thanh khoản hệ thống ngân hàng kể từ tháng 5 đến nay luôn ở trạng thái tích cực, khiến lãi suất liên ngân hàng giảm sâu về mức thấp kỉ lục nên các ngân hàng không có nhiều nhu cầu vay vốn qua kênh OMO hay tái chiết khẩu từ NHNN. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lãi suất cho vay qua các kênh vay mượn trên sẽ không có quá nhiều tác dụng trong việc giảm thêm lãi suất.

Trong khi đó, đối với trần lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, lãi suất huy động thực tế của các ngân hàng thương mại (NHTM) trên thị trường tại các kì hạn này hiện cũng đều dưới 4%/năm, tức dưới mức trần mới mà NHNN ban hành. Việc lãi suất huy động kì hạn ngắn tại các NHTM giảm chủ yếu do thanh khoản dư thừa khi tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp (đến 22/9 mới tăng 5,12%).

Do vậy, việc giảm lãi suất điều hành của NHNN chủ yếu phản ánh nỗ lực đồng hành, hỗ trợ nền kinh tế của NHNN nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP trong quý cuối năm.

"Về cơ bản, trong bối cảnh hiện nay, chính sách tiền tệ nới lỏng có tác động tương đối hạn chế tới tổng cầu. Thay vào đó, chính sách tài khóa nên đóng vai trò chính trong việc kích thích nền kinh tế", BVSC cho biết thêm.

Cùng chung quan điểm với BVSC, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho rằng, động thái cắt giảm lãi suất điều hành là một trong số các biện pháp của NHNN nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dư thừa thanh khoản của hệ thống ngân hàng (lãi suất liên ngân hàng tiếp tục ở thấp kỉ lục (0,14%/năm) tại thời điểm ngày 29/9) và nhu cầu tín dụng ở mức thấp, đợt cắt giảm lãi suất này có thể sẽ không có tác động nhiều.

Nhìn chung, cái khó hiện tại của các ngân hàng là tín dụng giải ngân quá chậm và nợ xấu từ ảnh hưởng của dịch bệnh. Doanh nghiệp khoẻ mạnh đủ điều kiện thì không cần vay vốn do khó mở rộng sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần vay thì thường là đang gặp khó khăn bởi đại dịch và không dễ để được xét duyệt thủ tục vay. Thông tư 01 kết thúc cũng là thời điểm các ngân hàng sẽ phải đối mặt với khó khăn lớn nhất trong vòng 5 năm trở lại đây

Trước đó, trong tuyên bố phát được phát đi vào chiều ngày 30/9, NHNN cho biết sẽ giảm một loạt lãi suất điều hành từ ngày 1/10.

Cụ thể, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 5,5%/năm xuống 5 %/năm.

Giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở (lãi suất OMO) từ 3,0%/năm xuống 2,5%/năm.

Giảm lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng được giữ nguyên ở mức 0,2%/năm và lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên sẽ do các tổ chức tín dụng tự ấn định.

Ngoài ra, NHNN cũng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 từ 5,0%/năm xuống 4,5%/năm; giảm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...