Các khu công nghiệp tại Hải Dương hút 4.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước

Từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án mới với tổng vốn đầu tư 852 tỷ đồng…

Các khu công nghiệp ở Hải Dương thu hút được gần 4.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Ảnh minh hoạ
Các khu công nghiệp ở Hải Dương thu hút được gần 4.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước. Ảnh minh hoạ

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương cho biết, tính đến ngày 17/9, các khu công nghiệp ở Hải Dương thu hút được gần 4.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước, tăng 26,3 lần so với kế hoạch năm.

Cụ thể, đơn vị này cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 6 dự án mới với tổng vốn đầu tư 852 tỷ đồng. Điều chỉnh cho 11 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm hơn 3.103 tỷ đồng.

Nguyên nhân vốn đầu tư trong nước vào khu công nghiệp tăng cao do dự án khu công nghiệp Tân Trường mở rộng và khu công nghiệp Đại An mở rộng điều chỉnh tăng vốn đầu tư để bổ sung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng. Khu công nghiệp An Phát 1 đã đi vào hoạt động nên thu hút được nhiều dự án có vốn đầu tư trong nước.

Như vậy, đến nay, các khu công nghiệp trong tỉnh đã thu hút được 356 dự án đầu tư với tổng vốn khoảng 6,5 tỷ USD.

Tại hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Hải Dương dự kiến có 44 khu công nghiệp với tổng quy mô diện tích khoảng 11.430 ha. Đồng thời, tỉnh cũng có 86 cụm công nghiệp với tổng quy mô gần 5.000 ha.

Cụ thể, trong giai đoạn quy hoạch, Hải Dương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện 20/21 khu công nghiệp đã được duyệt. Riêng với khu công nghiệp Thanh Hà 2, dự án có quy mô 250 ha tại xã Thanh Cường và Vĩnh Lập, qua rà soát quỹ đất bị vướng về dân cư hiện trạng, bị chia cắt bởi trục đường sắt Hải Phòng - Lạng Sơn và đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nên tỉnh đề xuất không phát triển khu công nghiệp này và phát triển đất công nghiệp sang huyện khác.

Ngoài 20 khu công nghiệp trên, 3 khu công nghiệp mở rộng trên địa bàn Hải Dương đã được phê duyệt. Cùng với đó, tỉnh này cũng đề xuất phát triển, hình thành thêm 21 khu công nghiệp mới.

Nếu đề xuất này được phê duyệt, mạng lưới khu công nghiệp của tỉnh sẽ được nâng lên thành 44 dự án với tổng quy mô diện tích khoảng 11.430 ha. Trong đó, 28 khu công nghiệp được phát triển trong giai đoạn 2021 - 2030; và 16 khu công nghiệp giai đoạn sau 2030.

Không gian công nghiệp tỉnh được chia làm ba vùng gồm: Vùng công nghiệp động lực tại các huyện Bình Giang Thanh Miện; vùng công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến, chế tạo tại thành phố Hải Dương, Gia Lộc, Cẩm Giàng và một phần huyện Ninh Giang; vùng công nghiệp nặng, chế biến nông lâm thuỷ sản và năng lượng sạch với công nghiệp công nghệ cao làm trụ cột tại thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn, huyện Kim Thành, Nam Sách, Thanh Hà, Tứ Kỳ và một phần huyện Ninh Giang.

Về phương án phát triển cụm công nghiệp, quy hoạch giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, tỉnh dự kiến hình thành thêm 28 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm lên 86 cụm công nghiệp với tổng quy mô gần 5.000 ha. Trong đó, 61 cụm công nghiệp hình thành trong giai đoạn đến 2030, 25 cụm công nghiệp hình thành đến giai đoạn 2050.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...

Đón làn sóng đầu tư mới

Đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...