Các khuyến nghị giúp doanh nghiệp bắt đầu CNH NCNT6 thành công

Để khởi động công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6 (CNH NCNT6) cần tập hợp một lượng nông gia sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng và đồng đều cũng như hình thành những hộ hoặc những công ty gia công, chế biến nông sản.
Tiến sĩ Dokyu Seiichiro - Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki khuyến khích cần đẩy mạnh công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6 nhằm gia tăng giá trị nông nghiệp
Tiến sĩ Dokyu Seiichiro - Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki khuyến khích cần đẩy mạnh công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6 nhằm gia tăng giá trị nông nghiệp

Kế đến là quyết định việc phân phối sản phẩm hay kết hợp với công ty khác trong việc này. 

Ngoài ra, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng phòng thí nghiệm, phòng gia công thực phẩm...; để đảm bảo vai trò của các hộ nông dân trong chuỗi CNH NCNT6, cần xây dựng hệ thống chính trị trong chuỗi, gồm người vận hành (runner) đồng hành cùng nông gia trong quá trình từ 1 đến 3 trong CNH NCNT6; kế hoạch viên (planner) đảm nhiệm việc tìm kiếm các công ty liên kết trong chuỗi CNH NCNT6 và điều phối viên thực phẩm (food coordinator) phụ trách việc đảm bảo chất lượng thực phẩm.

Đó là một trong những khuyến nghị của Tiến sĩ Dokyu Seiichiro thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki (Nhật Bản) khi chia sẻ với 24 bạn trẻ Việt Nam tiêu biểu tham gia nhóm Kinh doanh nông nghiệp/Du lịch nông nghiệp của Chương trình Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ JICA (Chương trình KCCP). Hoạt động này được diễn ra trực tuyến và trực tiếp tại Hà Nội mới đây.

KCCP là Chương trình Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ hàng năm do Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức.

Năm nay, tham dự chương trình kéo dài trong 2 tuần, các bạn trẻ ưu tú, tiêu biểu trong cả nước đã được hơn 10 giáo sư, chuyên gia của Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki, Nhật Bản giảng dạy và tương tác trực tuyến với các chuyên đề về kinh doanh nông nghiệp, du lịch nông nghiệp. Tại chương trình, thông qua các buổi thảo luận, trình bày chuyên đề, nhiều lối đi mới để phát triển nền nông nghiệp Việt Nam đã được khơi mở.

Hơn 10 giáo sư, chuyên gia của Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki nhiệt tình chia sẻ phương cách kinh doanh nông nghiệp cho các đại biểu thanh niên Việt Nam
Hơn 10 giáo sư, chuyên gia của Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Miyazaki nhiệt tình chia sẻ phương cách kinh doanh nông nghiệp cho các đại biểu thanh niên Việt Nam

Theo Tiến sĩ Dokyu Seiichiro, để gia tăng giá trị nông nghiệp, cần thúc đẩy công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6; mở rộng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thực phẩm nông nghiệp; nâng cấp việc chế tạo, sản xuất, phân phối nông sản và phát triển, phổ biến các giống mới, công nghệ mới.

Tiến sĩ Dokyu Seiichiro cho biết công nghiệp hóa ngành công nghiệp thứ 6 (CNH NCNT6) là việc kết hợp ngành nông, lâm, ngư nghiệp (ngành số 1) với ngành công nghiệp (ngành số 2) và ngành thương mại (ngành số 3) nhằm đa dạng hóa kinh doanh, tạo ra giá trị mới.

Trên thực tế, để nhấn mạnh tầm quan trọng của CNH NCNT6, công thức “1 x 2 x 3 = 6” được sử dụng nhằm nhấn mạnh sức mạnh của việc kết hợp các ngành trong mục tiêu tạo ra giá trị nông nghiệp. Hiểu một cách nôm na, chỉ cần một nông gia có thể làm toàn bộ quy trình từ việc sản xuất ra nông sản đến gia công, chế biến nông sản và cuối cùng là bán sản phẩm đó.

KCCP là Chương trình được tổ chức để thanh niên Việt Nam tham gia học tập, trải nghiệm thực tế tại Nhật Bản theo các lĩnh vực chuyên môn gồm: phát triển nông thôn, kinh doanh nông nghiệp, du lịch nông nghiệp, doanh nghiệp vừa nhỏ, bảo tồn thiên nhiên… Do đại dịch COVID-19 nên từ năm 2020, chương trình được chuyển sang học tập trực tuyến hoặc trực tuyến kết hợp trực tiếp tại Việt Nam.

Được biết, Chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo trẻ được JICA được tổ chức từ năm 1984 với tên gọi “Chương trình mời Thanh niên” dành cho các lãnh đạo tương lai của các nước đối tác. Để đáp ứng với tình hình thế giới có nhiều thay đổi, Chương trình đã được thiết kế lại vào năm 2007 với tên gọi mới “Chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo trẻ” và sau đó được đổi tên thành “Chương trình Đồng sáng tạo tri thức dành cho lãnh đạo trẻ” như hiện nay. Tính tới năm 2019, Chương trình đã được mở rộng tới 116 nước trên toàn thế

Thắng Trân

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...