Cần 3 Bộ phối hợp để quản lý hiệu quả Mobile-Money

Ngoài Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần có sự phối hợp của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an cùng tham gia quản lý hoạt động Mobile-Money (triển khai thí điểm trong tháng 10).
Cần 3 Bộ phối hợp để quản lý hiệu quả Mobile-Money

Đây là khẳng định của Phó Thống đốc Thường trực NHNN Đào Minh Tú tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 vừa qua khi giải đáp câu hỏi về việc triển khai dịch vụ Mobile-Money.
Lãnh đạo NHNN cho biết: sau khi có Quyết định 316/QĐ-TTg ngày 9/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán hàng hóa, dịch vụ (Mobile-Money), NHNN đã nhận được 3 đơn vị đăng ký triển khai hoạt động này, đó là: Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội Viettel, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam VNPT và Tổng công ty Viễn thông MobiFone.

Đại diện NHNN cho rằng, cần thời gian để các doanh nghiệp (DN) hoàn thiện hồ sơ theo đúng Quyết định 316 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Đào Minh Tú cho rằng, “đây là vấn đề đòi phải hết sức chặt chẽ, đúng quy định”, do đó sau khi nhận đầy đủ hồ sơ, NHNN đã chuyển văn bản, hồ sơ lấy ý kiến thống nhất của 2 bộ Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an,

“Về cơ bản, chúng tôi cũng đã thống nhất và hy vọng trong tháng 10 các Bộ sẽ thống nhất hồ sơ. Khi đủ điều kiện và được sự thống nhất chung của các Bộ, sẽ quyết định cho cấp phép để 3 đơn vị triển khai dịch vụ này”, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú nói.

Mobile-Money là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, sử dụng công nghệ (điện thoại di động của người dân), hết sức thuận tiện cho người dân nhưng đồng thời cũng đòi hỏi phải hết sức an toàn, tránh bị lợi dụng.

Do đó, lãnh đạo NHNN cho rằng: 3 Bộ cùng phải tham gia quản lý hoạt động này vì “đây là hoạt động phức tạp, đòi hỏi phải bảo đảm an toàn cho người dân cũng như an toàn cho hệ thống thanh toán”.

“Đối với việc triển khai thí điểm, lúc đầu dự định triển khai tại một số địa phương, nhưng sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cân nhắc, đã cho triển khai đồng bộ trên cả nước, thời gian thí điểm khoảng 2 năm. Sau khi thí điểm hoàn thành, chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm, đánh giá để có cơ sở triển khai chính thức chương trình này”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết thêm.

Theo Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), Mobile-Money tận dụng hạ tầng viễn thông sẵn có để tiết kiệm chi phí xã hội và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ không sử dụng tiền mặt cho các đối tượng là người dân nghèo, người yếu thế ít có khả năng sử dụng các phương tiện tài chính hiện đại (như thẻ ngân hàng, ứng dụng mobile banking).

Mạng lưới viễn thông và điểm giao dịch trên toàn quốc đang là lợi thế lớn để các DN triển khai Mobile Money phủ nhanh, rộng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, DN khi triển khai sẽ gặp không ít thách thức như: việc định danh và xác thực khách hàng, thay đổi thói quen người dùng, vấn đề bảo mật, chống rửa tiền… Bên cạnh đó, các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi DN thí điểm phải hoàn thiện như: hệ thống đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống thông tin cấp độ 3 theo quy định của pháp luật hiện hành, hệ thống lưu trữ lịch sử giao dịch Mobile-Money phát sinh; bản sao lưu các thông tin lưu trữ nhằm phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền…

Trong Quyết định 316, Chính phủ cho phép triển khai thí điểm áp dụng trên phạm vi toàn quốc, trong đó, DN thực hiện thí điểm phải ưu tiên triển khai thí điểm dịch vụ Mobile- Money tại các địa bàn thuộc khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam.

Xem thêm

VNPT sẵn sàng cho cuộc đua Mobile Money

VNPT sẵn sàng cho cuộc đua Mobile Money

Tại Việt Nam, không thể phủ nhận cơ hội mà Mobile Money mang lại cho người dân, góp phần “bình dân hoá” dịch vụ tài chính số, với nhiều tiện ích trong giao dịch, thanh toán trên mọi vùng miền, đặc biệt các vùng sâu vùng xa

Có thể bạn quan tâm

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Những ngân hàng đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh năm 2024

Một số ngân hàng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan trong những tháng cuối năm 2024. Trong đó, Sacombank ước tính mang về 12.700 tỷ đồng lợi nhuận cả năm. Các ngân hàng quốc doanh và TPBank cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ về tài sản và tín dụng…

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...