Cao tốc xuyên tỉnh dài nhất Việt Nam thiếu trạm xăng, điểm dừng nghỉ

Cao tốc Hạ Long - Móng Cái dài 176 km sẽ liên thông vào ngày 2/9, nhưng đang không có trạm đổ xăng, điểm dừng nghỉ.

Từ ngày 2/9, cao tốc Tiên Yên - Móng Cái dài 63,3 km, Vân Đồn - Tiên Yên (16,1 km) sẽ thông xe, liên thông với các tuyến đã khai thác là cầu Bạch Đằng - Đại Yên (25 km), Hạ Long - Vân Đồn (71,2 km). Như vậy, Quảng Ninh sẽ là địa phương có tuyến cao tốc dài nhất cả nước với 176 km.

3-halonghai-phong1-16607088217461139267324

Một phần cao tốc Hạ Long - Móng Cái, ảnh: Phúc Nguyễn

Tuy nhiên, trên cả tuyến không có trạm xăng và điểm dừng nghỉ khiến người tham gia giao thông cảm thấy “bất an” mỗi lần di chuyển trên cung đường này. Một tài xế cho biết: “nếu gặp sự cố như hỏng lốp, chết máy hoặc hết xăng trên tuyến đường này sẽ rất khó xoay sở, khi trạm xăng, trạm nghỉ cũng như trạm dịch vụ đều chưa có”.

Trong khi đó, theo Điều 3 Luật Giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phải gồm công trình đường bộ, bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác. Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN5729:2012, dọc cao tốc phải xây dựng các cơ sở phục vụ cho mọi đối tượng sử dụng đường.

Cụ thể, cứ khoảng 15-25 km có một chỗ dừng xe dọc tuyến nằm ngoài phạm vi nền đường. Tại đây, người đi đường có thể dừng xe nghỉ ngơi, ngắm cảnh tự nhiên và bảo dưỡng xe. Vị trí chỗ dừng xe có thể được chọn xa đường từ vài chục mét đến hàng trăm mét.

Trong khoảng 50-60 km cần có một trạm phục vụ kỹ thuật thông thường (có khả năng cấp xăng, dầu, sửa chữa nhỏ và dừng xe, có nhà nghỉ, nhà vệ sinh, cửa hàng ăn); cứ khoảng 120-200 km cần bố trí một trạm phục vụ lớn.

Theo ông Hoàng Quang Hải, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ninh, UBND tỉnh đã chỉ đạo và Sở đang lên kế hoạch xây dựng trạm dịch vụ trên cao tốc. Trước mắt, tỉnh sẽ tổ chức đấu thầu xây hai trạm ở đầu Vân Đồn và Móng Cái.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.