Carlsberg không “buông” Habeco dù thị giá tăng mạnh

Có khoảng 20 nhà đầu tư đang chờ Chính phủ Việt Nam thoái vốn khỏi các công ty bia. Carlsberg – hiện sở hữu hơn 17% cổ phần tại Habeco – được quyền ưu tiên mua thêm 60% cổ phần tại công ty bia sở hữu
Carlsberg không “buông” Habeco dù thị giá tăng mạnh

Cổ đông lớn Carlsbers khó lòng "buông" Habeco 

Trả lời phỏng vấn Reuters, Tổng giám đốc Carlsberg Cees’t Hart cho biết hãng bia Đan Mạch dự tính sẽ chào mua cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) trong tháng Ba hoặc tháng Tư tới. 

“Chúng tôi rất quan tâm tới quá trình cổ phần hóa để mua thêm cổ phiếu Habeco”, ông Hart nói.

Chính phủ Việt Nam có kế hoạch bán hết 82% cổ phần tại Habeco. Trong khi đó Carlsberg – hiện sở hữu hơn 17% cổ phần tại Habeco – được quyền ưu tiên mua thêm 60% cổ phần tại công ty bia sở hữu thương hiệu “Bia Hà Nội”.

Cuối tháng 10 năm ngoái, đại diện Bộ Công Thương và Carlsberg ngồi lại với nhau để đàm phán lại quyền ưu tiên này. Tuy nhiên, hai bên hiện vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng.

Người điều hành của Carlsberg cho biết hãng này hiện vẫn chưa thể chào mua thêm cổ phần tại Habeco, và dự định gửi thông báo chào mua trong vòng hai tháng tới.

Vị này cũng đặt câu hỏi liệu Chính phủ Việt Nam có tôn trọng quyền ưu tiên của Carlsberg được mua thêm cổ phần khi hãng này trở thành cổ đông chiến lược của Habeco vào năm 2008.

“Nếu họ [Chính phủ] từ chối vì bất cứ lý do gì, theo chúng tôi được biết hiện vẫn chưa có tín hiệu tích cực, thì chúng tôi sẽ không thể mua Habeco”, ông Hart nói thêm.

Cổ phiếu Habeco (mã BHN) tăng mạnh kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán. Chốt phiên ngày 8/2, cổ phiếu BHN đứng ở mức 117.000 đồng/cổ phiếu, gấp ba lần so với giá chào sàn 39.000 đồng/cổ phiếu ngày 28/10.

Ông Tayfun Uner, Giám đốc điều hành Carlsberg Việt Nam, từng lên tiếng cho rằng thị giá của Habeco không phản ánh chính xác giá trị thực của doanh nghiệp và cho rằng giá hợp lý của Habeco chỉ ở mức 39.000 đồng/cổ phiếu do thị phần của công ty này đã tụt xuống vị trí thứ ba.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khoảng 7% trong giai đoạn 1999-2015, thị trường bia Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường lớn nhất Đông Nam Á và là đích ngắm của nhiều hãng bia ngoại.

Kirin Holdings và Asahi Group của Nhật Bản, Thai Beverage (ThaiBev) của Thái Lan, Heineken của Hà Lan và Anheuser Busch Inbev của Bỉ nằm trong số 20 công ty muốn đầu tư vào các thương vụ thoái vốn khỏi ngành bia của Chính phủ, Reuters đưa tin.

Theo Minh Tuấn/Bizlive

>> Bước cuối thương vụ Carlsberg mua Habeco 

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...