Câu chuyện điện hoá phương tiện giao thông tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, chìa khóa để vượt qua những rào cản đối với việc phát triển xe điện ở Việt Nam nằm ở khâu đầu tư cơ sở hạ tầng...

Câu chuyện điện hoá phương tiện giao thông tại Việt Nam

Những năm gần đây, chuyển dịch năng lượng đã trở thành trọng tâm ở châu Á và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Sự phát triển của các phương tiện chạy điện đang đóng góp vào mục tiêu cân bằng phát thải các-bon và thúc đẩy nguồn lực phát triển kinh tế bền vững trong dài hạn cho Việt Nam.

THỊ TRƯỜNG XE ĐIỆN ĐẦY TIỀM NĂNG

Theo đánh giá của HSBC, các nhà làm xe điện tại Việt Nam đã phần nào thành công trong phát triển xe máy điện. Nhờ đó, thị trường xe máy điện Việt Nam đang lớn nhất ở ASEAN và lớn thứ nhì thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

Thậm chí, nhóm nghiên cứu tại HSBC còn cho rằng, trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng với ước tính tổng doanh số bán xe máy và ô tô điện hàng năm có thể tăng từ dưới một triệu trong năm 2024 lên trên 2,5 triệu vào năm 2036.

screen-shot-2024-05-09-at-103148-582.png

"Chúng tôi dự đoán xe máy điện sẽ tiên phong trong công cuộc phát triển xe điện của Việt Nam. Bởi vì, so với ô tô điện, xe máy điện có giá vừa tầm hơn với độ tương đồng linh kiện cao hơn, và đã có tỷ lệ sản xuất nội địa cao. Đồng thời, người tiêu dùng Việt Nam chuyển sang xe điện cũng sẽ quen thuộc với xe máy hơn, một phương tiện phổ biến nhiều hơn hẳn ô tô", nhóm nghiên cứu tại HSBC nêu quan điểm.

Trên thực tế, việc xe máy chiếm ưu thế, cả ở mảng chạy điện và nhiên liệu hóa thạch, không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà là một hiện tượng phổ biến trên toàn Đông Nam Á.

Tuy nhiên, đến cuối những năm 2030, HSBC kỳ vọng doanh số bán xe máy điện sẽ đi ngang ở Việt Nam khi thị trường xe máy trong nước bão hòa. Đồng thời, thị trường ô tô điện của Việt Nam có tiềm năng to lớn chưa được khai phá với bối cảnh hơn 60% người dân sở hữu xe máy trong năm 2020, trong khi mới chỉ có 5,7% sở hữu ô tô. Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam dự đoán, đến năm 2040, Việt Nam sẽ có 3,5 triệu ô tô điện lăn bánh trên đường.

Cũng theo HSBC, các nhà sản xuất xe điện nội địa Việt Nam, chẳng hạn như doanh nghiệp đầu ngành như VinFast sẽ gặp thách thức khi nhân rộng mô hình thành công của xe máy điện trong mảng ô tô điện. Do người tiêu dùng Việt Nam có tâm lý chần chừ với khi giá thành cao, sợ xe không đủ điện, lo lắng về pin và quan ngại về thiếu thốn cơ sở hạ tầng trạm sạc.

Song, một vài trở ngại trong quá trình phổ biến xe điện có thể được giải quyết thông qua hỗ trợ về chính sách của nhà nước. Chẳng hạn, Việt Nam đã triển khai miễn lệ phí trước bạ đối với xe điện dùng pin, giảm thuế nhập khẩu xe điện dùng pin và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư vào xe điện chạy pin. Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đề xuất chính sách trợ cấp 1.000 USD cho mỗi người mua ô-tô điện nhưng đang vấp phải sự phản đối từ Bộ Tài chính.

CHÌA KHOÁ DẪN TỚI THÀNH CÔNG

Chìa khóa để vượt qua những rào cản phổ biến ô tô điện ở Việt Nam nằm ở đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Vậy cần phải đầu tư bao nhiêu?

Theo HSBC ước tính, chỉ riêng lắp đặt đủ hạ tầng sạc xe điện và công suất phát điện tái tạo đủ cho lượng xe điện mới theo dự báo trên sẽ cần khoảng 12,3 tỷ USD đầu tư và 14tWh năng lượng cộng dồn trong giai đoạn 2024-2040.

screen-shot-2024-05-09-at-104148-8141.png

Thêm nữa, Việt Nam cũng có thể nâng cấp hệ sinh thái xe điện trong nước bằng cách tận dụng trữ lượng đất hiếm dồi dào. Mặc dù đất hiếm không phổ biến bằng lithium, vốn đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng pin xe điện nhưng 17 nguyên tố đất hiếm này vẫn rất có ý nghĩa đối với ngành sản xuất xe điện. Đặc biệt, neodymium và samarium thường được dùng trong nam châm động cơ.

Ở góc độ khác, thành công của Việt Nam trong xanh hóa ngành ô tô cũng phụ thuộc vào việc duy trì đầu tư nước ngoài và hợp tác với doanh nghiệp trong nước. Các công ty đa quốc gia của Nhật và Hàn Quốc đóng vai trò quan trọng trong ngành ô-tô của Việt Nam. Minh chứng là trong danh sách mười doanh nghiệp nước ngoài đóng thuế thu nhập cao nhất năm 2022 có tên các nhà sản xuất ô tô như Honda, Toyota và Hyundai.

Trong quá trình điện hóa giao thông tại Việt Nam, nhiều khả năng thị phần xe máy của các doanh nghiệp Nhật Bản hàng đầu, vốn chủ yếu tập trung vào phân khúc phương tiện dùng động cơ đốt trong, sẽ giảm vì bị thay thế bởi các đơn vị trong nước thống lĩnh mảng xe máy điện.

Một số chuyên gia trong ngành dự đoán rằng VinFast, với kế hoạch nâng công suất mỗi năm từ 250.000 xe lên 1 triệu xe, có thể sau này sẽ trở thành nhà xuất khẩu xe điện hàng đầu sang các nước còn lại trong ASEAN. Trong đó, Indonesia có khả năng sẽ là thị trường nước ngoài chính của VinFast và các nhà sản xuất xe điện khác của Việt Nam do có vị trí địa lý gần gũi và dân số đông.

Hiện VinFast mới đây đã ký Biên bản Ghi nhớ nhằm cung cấp cho ba doanh nghiệp Indonesia 600 xe điện và đồng thời đang trong quá trình xây dựng một nhà máy lắp ráp xe điện ở nước này.

Trong bối cảnh thị trường xe máy và ô tô điện của Việt Nam mở rộng, HSBC dự báo rằng các nhà sản xuất trong nước sẽ tập trung nhiều hơn vào đảm bảo toàn bộ chuỗi cung ứng xe điện trong khi thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc.

Chẳng hạn, công ty mẹ của VinFast đã hợp tác với công ty Gotion High-Tech của Trung Quốc để phát triển một số loại pin LFP (Lithium sắt phốt phát) và xây dựng hai nhà máy sản xuất pin lithium ở tỉnh Hà Tĩnh dự kiến khánh thành vào Quý 3/2024. Mới đây, công ty TMT Motors của Việt Nam công bố thỏa thuận hợp tác chiến lược với liên doanh GM và SAIC-Wuling để sản xuất và phân phối xe điện mang thương hiệu Wuling ở Việt Nam.

Đầu tháng 4, hãng Chery Automobile tuyên bố họ sẽ là công ty Trung Quốc đầu tiên xây dựng một nhà máy xe điện tại Việt Nam. Nhà máy lắp ráp trị giá 800 triệu USD, liên danh với tập đoàn Geleximco của Việt Nam tại tỉnh Thái Bình, sẽ có công suất sản xuất 200.000 xe mỗi năm sau khi hoàn thành vào quý 1/2026.

"Nếu tận dụng các mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc và vượt qua những rào cản phổ biến xe điện cả trong và ngoài nước, chúng tôi cho rằng Việt Nam có tiềm năng để tăng tốc vượt qua các nước láng giềng ASEAN trong cuộc đua xanh hóa phương tiện giao thông", nhóm nghiên cứu tại HSBC nhìn nhận.

screen-shot-2024-05-09-at-104627-9457.png
screen-shot-2024-05-09-at-104728-3460.png

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…