Chậm nhất đến năm 2025, SCB sẽ chính thức “lên sàn”

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2020, đặt mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu SCB trên HOSE.

Đại hội đã thông qua chủ trương tăng vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030, trong đó, riêng năm 2020-2021 tăng thêm 5.000 tỷ đồng. Đồng thời, Đại hội thông qua lộ trình niêm yết cổ phiếu SCB, mục tiêu chậm nhất năm 2025 chính thức niêm yết cổ phiếu SCB trên HOSE. Đại hội cũng nhất trí giao Hội đồng quản trị SCB đề xuất phương án cụ thể trong từng thời kỳ, đảm bảo phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Theo phương án tăng vốn điều lệ thêm 5.000 tỷ đồng trong năm 2020-2021, SCB sẽ chào bán 500 triệu cổ phần (tương ứng với 5.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu. Trên cơ sở tổng vốn điều lệ tăng thêm, SCB sẽ ưu tiên bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh, tập trung vào đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, sửa chữa trụ sở các Chi nhánh phù hợp với định hướng kế hoạch hàng năm để đáp ứng yêu cầu về nền tảng phát triển của SCB.

Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng đối với SCB, giúp SCB nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, cũng như tạo tiền đề để SCB bứt phá và phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả, thu hút thêm các cổ đông chiến lược.

Hội đồng quản trị SCB đã trình Đại hội thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của SCB. Đây là việc cần thiết nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại SCB và sự thay đổi của quy định pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán…

Kết thúc ba quý đầu năm 2020, hoạt động kinh doanh của SCB ghi nhận kết quả khả quan từ mảng thu dịch vụ. Tính đến 30/09/2020, quy mô tài sản của SCB đạt 611.694 tỷ đồng, duy trì vị thế Top 5 trong hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam và là ngân hàng TMCP tư nhân có tổng tài sản lớn nhất trong nhóm ngân hàng ngoài quốc doanh. Huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 553.832 tỷ đồng, tăng 65.125 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,3% so với đầu năm. Trong 09 tháng đầu năm, SCB đã ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Cụ thể, SCB đã trích lập 1.963 tỷ đồng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, nâng tổng quỹ dự phòng rủi ro lên hơn 13.000 tỷ đồng. Đây là đệm dự phòng tài chính, giúp cho hoạt động kinh doanh của SCB ổn định trong thời gian tới.

Tháng 07/2020, SCB cũng đã chính thức ký kết hợp tác chiến lược với Công ty McKinsey & Company Việt Nam. Theo đó, McKinsey sẽ giúp SCB tìm kiếm và khai thác các cơ hội, tiềm năng của ngành ngân hàng trong kỷ nguyên số mới, tư vấn các giải pháp toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh với mục tiêu tăng trưởng thu nhập hoạt động từ 25-30% mỗi năm. McKinsey cũng đồng thời tư vấn SCB lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài phù hợp với chiến lược hoạt động và mục tiêu đa dạng hóa cổ đông của SCB.

Mới đây, SCB đã khai trương Phòng Dịch vụ Khách hàng Trung tâm tại tầng trệt của tòa nhà Hội sở, 19-25 Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là một trong những hoạt động mang tính chiến lược của SCB trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, cũng như trong kế hoạch mở rộng kinh doanh, kế hoạch tăng trưởng của SCB cho các năm tiếp theo.

Xem thêm

SCB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020

SCB công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020

Đánh giá kết quả hoạt động 09 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) tập trung thực hiện cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn, giảm lãi, phí nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng dịch COVID-19, triển khai theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/03/2020.
SCB hướng về miền trung thương yêu

SCB hướng về miền trung thương yêu

Với tình cảm và trách nhiệm vì cộng đồng, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) đã có những hành động thiết thực chung tay cùng đồng bào miền Trung vượt qua khó khăn trước thiên tai, lũ lụt.

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...