Chất lượng tài sản sẽ quyết định triển vọng cổ phiếu từng ngân hàng?

Chứng khoán Yuanta cho rằng các ngân hàng niêm yết đang giao dịch tương ứng với P/B là 1,0x. Đây vẫn là mức định giá hấp dẫn dựa trên tiềm năng tăng trưởng tương đối khả quan của ngành ngân hàng với tỷ lệ ROE 2023 là 18%...
ngân hàng

Theo chứng khoán Yuanta Việt Nam, quý 4/2022 lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ của 27 ngân hàng niêm yết là 44 nghìn tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ. Cả năm 2022 tăng 35 % so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ thu nhập lãi ròng tăng. Thu nhập lãi ròng cả năm là 427 nghìn tỷ đồng tăng 23% so với cùng kỳ.

Sang năm 2023, chứng khoán Yuanta dự báo lợi nhuận sau thuế của 27 ngân hàng niêm yết sẽ tăng 16% so với cùng kỳ do tăng trưởng tín dụng chậm lại và trích lập dự phòng tăng. Chi phí tín dụng sẽ tăng trong năm 2023 do các khoản nợ xấu phát sinh từ các ngành rủi ro như ngành bất động sản. Do đó, Yuanta dự báo trích lập dự phòng sẽ tăng 13%.

NIM sẽ bị thu hẹp trong nửa đầu năm 2023 do chi phí vốn cao và nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho các khoản vay trung và dài hạn thấp hơn. Tuy nhiên, sẽ cải thiện trong năm khi thanh khoản trở nên tốt hơn. Những động lực chính thúc đẩy trong năm sẽ đến từ thu nhập lãi ròng và thu nhập phí ròng.

Chứng khoán Yuanta khuyến nghị nhà đầu tư nên chú ý đến vấn đề thanh khoản và chất lượng tài sản của ngành ngân hàng trong năm 2023. Cụ thể, nợ xấu có thể sẽ gia tăng trong năm 2023 vì liên quan đến ngành bất động sản. Các ngân hàng có tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay (LLR) thấp có thể cần tăng cường trích lập dự phòng để chuẩn bị cho việc giảm chất lượng tài sản có thể xảy ra.

Ngược lại, các ngân hàng có tỷ lệ LLR cao, đặc biệt là Vietcombank (317%) và tỷ lệ nợ xấu thấp (chỉ 0,68%) sẽ linh hoạt trong việc giảm trích lập dự phòng để tăng lợi nhuận trong năm 2023.

Bên cạnh đó, vấn đề lãi dự thu của các ngân hàng dự báo sẽ cao và ngày càng tăng. Nhà đầu tư nên chú ý đến vấn đề này vì tỷ lệ lãi dự thu cao có thể ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng nếu họ không thể thu hồi được khoản mục này trong tương lai.

Mức trung vị của lãi dự thu/ tổng tài sản của toàn ngành là 1,1% tính đến cuối quý 4/2022. Tuy nhiên, một số ngân hàng có tỷ lệ lãi dự thu/ tổng tài sản cao như SHB (2,82%), và một số ngân hàng nhỏ khác như VAB (5,58%), BAB (2,24%), hay NVB (1,68%).

Lãi dự thu/ tổng tài sản tại SHB tăng 1,56 điểm phần trăm so với cùng kỳ, đạt 2,82% trong năm 2022. Trong khi đó, lãi dự thu/ tổng tài sản của STB giảm 1,05 điểm phần trăm xuống còn 0,86% tính đến cuối quý 4/2022 do ngân hàng đã gần hoàn tất quá trình tái cơ cấu.

Chứng khoán Yuanta ước tính tổng tài sản không sinh lời (NPA) / tổng tài sản của STB đã giảm xuống 3,0% tại thời điểm cuối quý 4/2022, âm 2,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ.

Ngoài ra, rủi ro trái phiếu doanh nghiệp cũng đáng quan tâm về mức độ ảnh hưởng của loại tài sản này đối với các ngân hàng. Mặc dù tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp/tổng tài sản của các ngân hàng giảm trong quý 4/2022 nhưng một số ngân hàng vẫn có tỷ lệ đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp ở mức tương đối cao.

Chẳng hạn như NVB (6,6%, -50 điểm cơ bản so với quý trước), TPB (6,6%, -50 điểm cơ bản so với quý trước), TPB (6,6%, -50 điểm cơ bản so với quý trước), MBB (6,4%, -1,1 điểm cơ bản so với quý trước), VPB (6,4%, đi ngang so với quý trước) và TCB (5,9%, -60 điểm cơ bản so với quý trước).

Về vấn đề thanh khoản, chứng khoán Yuanta cho rằng, một số ngân hàng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn liên ngân hàng, điều này có thể khiến các ngân hàng này đối mặt với rủi ro thiếu thanh khoản nếu có sự thay đổi đột ngột về điều kiện thị trường. Tuy nhiên, rủi ro sẽ được giảm thiểu một phần do vấn đề thanh khoản trong hệ thống tài chính sẽ được cải thiện trong năm 2023.

ngân hàng

Với những lý do trên, chứng khoán Yuanta cho rằng các ngân hàng niêm yết đang giao dịch tương ứng với P/B là 1,0x. Đây vẫn là mức định giá hấp dẫn dựa trên tiềm năng tăng trưởng tương đối khả quan của ngành ngân hàng với tỷ lệ ROE 2023 là 18%.

Yuanta tiếp tục ưu tiên cổ phiếu MBB, VCB, ACB đối với ngành ngân hàng. Trong đó, ACB và VCB có chất lượng tài sản ổn định thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu (NPL) thấp và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) cao. Cụ thể, hai ngân hàng này không hoặc gần như không đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...