Giao dịch chứng khoán phái sinh sụt giảm mạnh trong tháng 1/2023

Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), giao dịch hợp đồng tương lai (chứng khoán phái sinh) chỉ số VN30 trong tháng đầu tiên của năm 2023 giảm 35,72% so với tháng 12/2022...
Giao dịch chứng khoán phái sinh sụt giảm mạnh trong tháng 1/2023

Cụ thể, mặc dù chỉ số VN30 đóng cửa tháng 1/2023 tại mức 1.125,07 điểm, tăng 11,93% so với tháng 12/2022 song giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số VN30 giảm khá mạnh so với tháng trước, với khối lượng giao dịch bình quân đạt 262.708 hợp đồng/phiên, giảm 35,72% so với tháng trước, tương ứng giá trị giao dịch bình quân (theo danh nghĩa hợp đồng) đạt 28.217 tỷ đồng/phiên, giảm 33,96% so với tháng trước.

Việc sụt giảm trên diễn ra sau khi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) công bố điều chỉnh tỷ lệ ký quỹ ban đầu hợp đồng tương lai chỉ số VN30 tối thiểu từ 13% lên 17%, áp dụng từ ngày 15/12/2022. Đồng thời, một nguyên nhân khác là tâm lý giao dịch cầm chừng của nhà đầu tư vào dịp gần kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Khối lượng mở (OI) tại phiên giao dịch cuối tháng 1 đạt 49.290 hợp đồng, giảm 1,4% so với tháng trước. Ngày 18/1/2023 ghi nhận khối lượng mở OI cao nhất trong tháng, đạt 56.470 hợp đồng.

Chứng khoán phái sinh
 Nguồn: Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội

Về cơ cấu nhà đầu tư, trong tháng 1/2023, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài giảm so với tháng 12/2022, chiếm 1,76% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Tỷ trọng giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán giảm so với tháng trước, chiếm 1,35% giá trị giao dịch toàn thị trường.

Ông Phạm Đặng Huỳnh Châu, Phòng phân tích chứng khoán HSC từng có nhận định với báo chí rằng, thời điểm kết năm 2022 và khởi đầu cho 2023 chính là lúc tốt nhất để nhìn nhận khách quan về thị trường chứng khoán phái sinh. Qua đó, nhà đầu tư có thể đưa ra những định hướng và chiến lược đầu tư cho một chu kỳ mới, nơi kiến thức tài chính truyền thống và công nghệ phân tích dữ liệu giá cùng đồng hành.

Hiện, những tín hiệu tích cực về thị trường chứng khoán phái sinh còn khá mờ nhạt. Giới chuyên gia không đặt nhiều kỳ vọng vào sự hồi phục của chỉ số VN-Index.

Khi thị trường chứng khoán chuyển hướng tiêu cực, sản phẩm phái sinh VN30F đã coi là tấm lá chắn cho danh mục đầu tư. Đồng thời, VN30F cũng là yếu tố giúp thúc đẩy thay đổi mang tính nền tảng về thói quen đầu tư của nhà đầu tư trong nước. "Tuy nhiên, môi trường đầu tư trong năm 2022 thay đổi quá nhanh, khiến nhiều nhà đầu tư không kịp thích nghi và trở nên nghi ngờ sự tích cực của các sản phẩm chứng khoán mới", ông Châu nhấn mạnh. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...