Châu Á: Covid-19 "tăng tốc", vắc xin “còn mờ mịt”

Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan phải đối mặt với tình trạng gia tăng Covid-19 nghiêm trọng, với các chương trình tiêm chủng vẫn tiếp tục bị trì hoãn.
Châu Á: Covid-19 "tăng tốc", vắc xin “còn mờ mịt”

Ấn Độ báo cáo mức kỷ lục 126.789 trường hợp mắc mới vào 8/4, ngày thứ ba liên tiếp trong tuần này. Các nhà chức trách nước này cho rằng nguyên do là bởi sự đông đúc dân cư và người dân có xu hướng “ngại” đeo khẩu trang khi các cửa hàng, văn phòng mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, biến thể mới của virus cũng đóng một vai trò trong làn sóng nhiễm bệnh lần này, với hàng trăm trường hợp được phát hiện nhiễm biến thể được phát hiện đầu tiên ở Anh, Nam Phi, và Brazil. 

Những con số đáng báo động trên đã dẫn đến việc New Zealand ban hành lệnh cấm tạm thời đối với bất kỳ ai đến từ Ấn Độ, thậm chí lần đầu tiên chặn công dân New Zealand ở Ấn Độ trở về quê hương, trong khoảng hai tuần. New Zealand mới đây đã ghi nhận 23 trường hợp nhập cảnh mới, trong đó 17 trường hợp đến từ Ấn Độ.

Hàn Quốc đã báo cáo 700 trường hợp mới vào 8/4, con số trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 1, buộc chính quyền nước này phải cân nhắc các biện pháp hạn chế và giãn cách xã hội mới. 

Thái Lan, quốc gia đang có kế hoạch dần mở cửa lại ngành du lịch, đã báo cáo sự gia tăng số trường hợp mới trong ngày lên 405 ca, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch đến nay là 30.310, với 95 ca tử vong. Thêm vào đó, Thái Lan cũng lần đầu tiên phát hiện 24 trường hợp biến thể virus dễ lây lan mới trong cộng đồng. 

Giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) cho biết số ca bệnh cũng đang gia tăng ở châu Âu nhưng Nam Mỹ là khu vực đáng lo ngại nhất trên thế giới khi số ca lây nhiễm gia tăng ở hầu hết các quốc gia. 

Sự gia tăng ca bệnh ở châu Á càng tạo áp lực lên các kế hoạch triển khai tiêm chủng diện rộng. 

Cả Hàn Quốc và Philippines đều đã đình chỉ sử dụng vắc xin AstraZeneca cho những người dưới 60 tuổi vì các báo cáo về tình trạng huyết khối (cục máu đông) ở nước ngoài, trong khi Úc và Đài Loan cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng.

Chương trình tiêm chủng cho gần 26 triệu người của Úc hiện diễn ra chậm hơn 80% so với lịch trình ban đầu.

Tại Ấn Độ, các trung tâm vắc xin ở một số vùng của đất nước, bao gồm cả bang Maharashtra bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đã cạn kiệt nguồn cung cấp.

Trung Quốc, nơi đại dịch Covid-19 được phát hiện lần đầu tiên, đang thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng của mình, nâng tổng số liều đã được tiêm lên đến 149,07 triệu, các chức trách cho biết.

Việc tiêm chủng tại Nhật Bản hiện kém xa so với hầu hết các nền kinh tế lớn khác, khi chỉ có một loại vắc xin được phê duyệt và khoảng 1 triệu người đã tiêm liều đầu tiên kể từ tháng Hai, ngay cả khi nước này vẫn tiếp tục vật lộn với đại dịch. Các ca nhiễm bệnh ở Tokyo đã tăng đột biến với 545 trường hợp mới vào 8/4, làm tăng thêm quan ngại về Thế vận hội và Paralympic, hai sự kiện thể thao đã bị trì hoãn từ năm ngoái và sẽ khai mạc vào cuối tháng Bảy tới. 

Reuters

Xem thêm

Phục hồi sau Covid-19 tại Châu Á: Đi tìm "bí quyết Việt Nam"

Phục hồi sau Covid-19 tại Châu Á: Đi tìm "bí quyết Việt Nam"

Bất chấp tình hình thế giới và sự suy yếu của nền kinh tế quốc tế, năm 2020 là năm Việt Nam thực hiện 3 thỏa thuận thương mại, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và vươn lên vị trí thứ 6 ở Đông Nam Á theo thu nhập bình quân đầu người.
Năm 2021, Việt Nam dự kiến sẽ có vắc xin COVID-19 trong nước

Năm 2021, Việt Nam dự kiến sẽ có vắc xin COVID-19 trong nước

Tại dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu, phát triển vắc xin phòng COVID-19, Bộ Y tế đề xuất mục tiêu có vắc xin để phòng COVID-19, từng bước đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch và phục vụ phát triển kinh tế.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...