Phục hồi sau Covid-19 tại Châu Á: Khoảnh khắc bứt phá của Việt Nam

Bất chấp tình hình thế giới và sự suy yếu của nền kinh tế quốc tế, năm 2020 là năm Việt Nam thực hiện 3 thỏa thuận thương mại, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và vươn lên vị trí thứ 6 ở Đông Nam Á theo thu nhập bình quân đầu người.
Phục hồi sau Covid-19 tại Châu Á: Khoảnh khắc bứt phá của Việt Nam

Một tối cuối tuần tại Thành phố Hồ Chí Minh, những người bạn ôm nhau chào hỏi khi họ bước vào Racha Room, một quán bar nhộn nhịp được thắp sáng bởi ngọn đèn màu son ấm áp. Bên trong, khách hàng gật gù theo dòng nhạc rock cổ điển và nhấm nháp những ly cocktails lạ miệng. 

Nó có thể là một cái nhìn thoáng qua về thực tế tại Việt Nam - về năm 2021 mà đại dịch Covid-19 có vẻ như chưa từng bùng phát. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia đã không bị Covid-19 “giam lỏng” trong suốt nhiều tháng, không phải chứng kiến số lượng người chết khủng khiếp hay các bệnh viện quá tải và những cuộc tranh cãi gay gắt về sai lầm và sự đánh đổi bởi Covid-19. 

Trong khi một số người chỉ trích phản ứng gay gắt ban đầu của chính phủ với virus SARS-CoV-2, thì hôm nay, tổng số 1.539 trường hợp mắc Covid-19 với 35 trường hợp tử vong - là một con số thấp nhất thế giới, và đặc biệt đáng kinh ngạc với một quốc gia có biên giới chung Trung Quốc - nơi lần đầu tiên virus được phát hiện tại Vũ Hán. 

Nền kinh tế, các cửa hàng, nhà hàng vẫn mở cửa, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất của năm 2020 ngay cả khi các nước láng giềng phải vật lộn với suy thoái.

Bất chấp sự suy yếu của tình hình thế giới và nền kinh tế ở nước ngoài, năm 2020 là năm Việt Nam thực hiện ba thỏa thuận thương mại, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, khai trương một hãng hàng không mới và vươn lên vị trí thứ 6 ở Đông Nam Á theo thu nhập bình quân đầu người.

Sự tương phản giữa cuộc sống bên trong và bên ngoài biên giới của Việt Nam khó có thể rõ ràng hơn. Bên ngoài Việt Nam, người người đóng cửa tại gia, bệnh viện chống chọi với dịch bệnh, giãn cách xã hội kéo dài từ ngày này qua tháng khác. Tại Việt Nam, mọi người đi học, đi máy bay trong các chuyến công tác hàng tuần, đến phòng tập gym, đi xem phim, ngồi cafe… Sự năng động tương tự cũng được phản ánh trong chính nền kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua. 

“Nhớ lại khi dịch Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện, [Tổ chức Thương mại Thế giới] và các tổ chức khác dự báo thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm”, Giám đốc điều hành VinaCapital Don Lam nói với Nikkei Asia, đồng thời cho biết thêm rằng một số ý kiến ​​cho rằng “Việt Nam nằm trong số các quốc gia có nguy cơ cao nhất bởi vì xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, thay vào đó, điều ngược lại đã trở thành sự thật. Sự cởi mở đối với thương mại của Việt Nam đóng vai trò lớn trong quá trình phục hồi kinh tế nhanh chóng."

Ví dụ, khi mua sắm trực tuyến “bùng nổ” ở Hoa Kỳ và Châu Âu, các nhà xuất khẩu đồ điện tử và đồ nội thất của Việt Nam dẫn đầu trong làn sóng cung cầu. Họ nhanh chóng nhận về hàng nghìn đơn đặt hàng từ các quốc gia lân cận nơi mà đại dịch đã khiến các nhà máy buộc phải ngừng hoạt động. 

Các quán ăn và quán bar như Racha Room tiếp tục hoạt động, tạo ra hoạt động kinh doanh cho các công ty trong nước như TradingFoe, công ty nhập khẩu hàng hóa từ Bắc Âu về Việt Nam. Giám đốc marketing Linh Lê cho biết trong năm ngoái, nhu cầu nhập khẩu thủy sản đã gia tăng đột biến. "Tôi rất ngạc nhiên", cô nói với Nikkei tại một diễn đàn kinh doanh. “Tôi không biết rằng vẫn sẽ có nhiều nhu cầu nhập khẩu như vậy trong thời điểm này.” TradingFoe đã đạt lợi nhuận vào tháng 8 và có kế hoạch mở rộng sang các khu vực khác của Đông Nam Á và Châu Âu.

Các hạn chế xã hội được nới lỏng đồng nghĩa với việc các công ty trong nước có khả năng sớm phục hồi và có lợi thế hơn trong khu vực. Nhiều đơn vị nước ngoài chọn Việt Nam để đầu tư bởi sự hồi phục của kinh tế cũng như tình hình kiểm dịch tốt. Đồng thời, các quan chức chính phủ cho biết, đối với các đối tác đầu tư nước ngoài, họ sẽ tập trung hơn vào vấn đề chuyển giao công nghệ để thúc đẩy Việt Nam phát triển chuỗi giá trị.

"Việt Nam sẽ chủ động và có chọn lọc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, lấy chất lượng cao, hiệu quả, công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường làm tiêu chí chính", Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết hồi tháng 10/2020, khi Bộ ký thỏa thuận với công ty tư vấn EY để đảm bảo các khoản đầu tư FDI, theo một thông cáo báo chí. 

Điều này đặt nền tảng cho việc nâng cao năng lực của các nhà cung cấp địa phương. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng cường chi tiêu công - một động thái giúp kích thích nền kinh tế, mang lại lợi ích lớn cho cơ sở hạ tầng, vốn từ lâu vẫn cần được nâng cấp.

Virus đã bị đánh bại?

Với tất cả sự lạc quan của mình, Việt Nam bắt đầu năm 2020 cũng hoảng loạn như bất kỳ quốc gia nào khác. Thời gian đầu, người dân tích trữ thực phẩm, khẩu trang và nước rửa tay khô, cách ly ở nhà sau khi trường học và các văn phòng đóng cửa vào tháng 4/2020. Sự lo lắng vẫn tồn tại vào tháng 6, ngay cả khi các nhà chức trách đã hạn chế được sự lây lan, báo cáo tổng số người chết vì Covid-19 bằng 0 và đã mở cửa trở lại nền kinh tế. Với tỷ lệ thương mại trên GDP là 210%, các doanh nghiệp Việt Nam lo ngại về sự suy thoái tài chính khi chứng kiến ​​Covid-19 khiến nền kinh tế Hoa Kỳ và Châu Âu - hai khách hàng lớn nhất - sụp đổ. 

Việt Nam có thể thoát khỏi tình trạng bế tắc vào cuối tháng 4, nhờ vào kinh nghiệm xử lý các bệnh nhiệt đới, bao gồm cả đợt bùng phát dịch SARS năm 2003. Các quan chức nhanh chóng cách ly bệnh nhân, truy tìm các mối liên hệ, thực hiện xét nghiệm diện rộng và là một trong những quốc gia đầu tiên hủy bỏ các chuyến bay quốc tế.

Không có quan chức hay bộ phận chính quyền nào đi ngược với những thông điệp công khai về việc giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay, được truyền tải qua các văn bản đại chúng, áp phích đường phố, thông báo qua loa và thậm chí là các điệu nhảy, bài hát nổi tiếng trên mạng xã hội. 

Phục hồi sau Covid-19 tại Châu Á: Khoảnh khắc bứt phá của Việt Nam ảnh 2

Vào thời kỳ đỉnh dịch, chính quyền Việt Nam đã hạn chế các phương tiện công cộng như tàu, xe bus và taxi; phong tỏa bất kỳ khu vực nào có người dương tính với virus, yêu cầu người dân ở nhà… Hiện tại, ngay cả khi dịch bệnh đã được kiểm soát hoàn toàn, nhiều khu vực vẫn yêu cầu đeo khẩu trang và khử khuẩn tay khi vào. 

Các khía cạnh khác của phản ứng Covid-19 cũng khiến thế giới phải chú ý, đó là việc công bố thông tin chi tiết của từng bệnh nhân, chẳng hạn như địa chỉ và lịch sử di chuyển - để hỗ trợ truy tìm liên hệ; triển khai lực lượng an ninh đến gõ cửa từng nhà để tìm người nhiễm bệnh.

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Trường Y Harvard Todd Pollack cho biết: “Các con số báo cáo của Việt Nam là đáng tin cậy và lưu ý rằng các bệnh viện không hề quá tải người bệnh. Việt Nam có tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 chính xác cao. Chúng tôi không thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự lây nhiễm trên diện rộng."

(Còn tiếp)

Nguồn: Nikkei Asia

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…