Chi 60.000 tỷ đồng cho việc tăng lương cơ sở từ 1/7/2023

Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, nguồn lực ngân sách địa phương để phục vụ cải cách tiền lương đạt trên 290.000 tỷ đồng, ở Trung ương còn 43.000 tỷ đồng.

Theo đó, trả lời câu hỏi nguồn lực để tăng lương cơ sở từ 1/7/2023, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, nguồn vốn thực hiện tăng lương chủ yếu là từ tăng thu ngân sách và tiết kiệm chi thường xuyên.

Căn cứ vào điều kiện thực tế về tài chính và ngân sách nhà nước và yêu cầu cấp thiết về việc tăng lương cơ sở, Chính phủ đã trình Quốc hội tăng lương cơ sở ở mức 20,8% từ 1/7/2023.

Theo tính toán, tổng nhu cầu kinh phí phát sinh bao gồm cả lương hưu, đối tượng do ngân sách đảm bảo, người có công, các chính sách an sinh xã hội gắn với lương cơ sở…  cần khoảng 60.000 tỷ đồng cho đợt tăng lương này. 

Trong khi đó, nguồn lực ngân sách địa phương để phục vụ cải cách tiền lương đạt trên 290.000 tỷ đồng, còn Trung ương là 43.000 tỷ đồng.

Như vậy, Nhà nước có thể chủ động về nguồn lực tài chính cho việc tăng lương cơ sở khi được cấp có thẩm quyền thông qua.

Hiện, đề xuất tăng lương đang "nóng" ở nghị trường Quốc hội. Có 2 ý kiến đang chưa thống nhất là đề xuất tăng lương từ 1/1/2023 thay vì 1/7/2023.

Theo đó, Chính phủ đề xuất tăng lương từ 1/7/2023 để có thời gian điều tiết nền kinh tế, nhất là kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, việc tăng lương lên tới 20,8% cũng đã đảm bảo bù đắp trượt giá.

Trong khi đó, nhiều Đại biểu Quốc hội đề xuất tăng lương ngay từ 1/1/2023 để giúp cán bộ, công nhân, viên chức có thêm nguồn lực để chi trả cho cuộc sống.

Xem thêm

8 hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu

8 hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương tối thiểu

Các hiệp hội nêu lý do trong hai năm 2020 và 2021 dịch bùng phát đã tác động nghiêm trọng đến doanh nghiệp, làm họ khó khăn, kiệt quệ nên việc lùi thời điểm áp dụng tăng lương tối thiểu vùng sẽ giúp các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm