Chính phủ "bật đèn xanh" cho siêu cảng Cần Giờ

Tổng mức đầu tư dự kiến của cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khoảng 129.000 tỷ đồng, nằm đối diện với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải...

ccg-11-3608.jpg
Mô phỏng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Nhiều chuyên gia đánh giá, việc xây dựng, phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung. Cảng nằm cạnh các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực, có nhiều lợi thế và thuận lợi cho phát triển hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics.

ĐẾN NĂM 2025 SẼ TÌM CHỦ ĐẦU TƯ

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký văn bản số 746/TTg-CN về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Theo đề án, về tiến độ thực hiện dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong quý 2/2024, hoàn thành phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng thời, phê duyệt quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060; phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 trên địa bàn.

Trong năm 2024, thẩm định, trình phê duyệt chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Năm 2025, lựa chọn nhà đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Để sớm tổ chức triển khai đầu tư xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đồng ý với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về nhiệm vụ của các bộ, địa phương nêu tại văn bản số 9008/BC-BGTVT ngày 20/8/2024.

Cụ thể, Phó Thủ tướng giao UBND TP.HCM khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và tổ chức lập Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2060 trình cấp thẩm quyền phê duyệt; cân đối nguồn lực, gồm cả việc huy động từ các thành phần kinh tế khác để hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật kết nối dự án; phối hợp các cơ quan liên quan xây dựng quy chế phối hợp khai thác các cảng khu vực Cái Mép và Cần Giờ để nâng cao hiệu quả đầu tư khai thác các cảng biển tại khu vực…

Bộ Giao thông vận tải chủ trì tổ chức lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển; chủ trì lập và phê duyệt theo thẩm quyền Quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển TP.HCM; có ý kiến về công nghệ bốc dỡ hàng hóa trong quá trình tham gia ý kiến bước đề xuất chủ trương đầu tư dự án.

cang-trung-chuyen-can-gio-6-7006-626.jpeg
Vị trí xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Còn Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án; phối hợp UBND TP.HCM tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án theo quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 của Quốc hội; chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp UBND TP.HCM thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp UBND TP.HCM thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021-2025 trên địa bàn thành phố; chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, chấp thuận việc giao đất, giao mặt biển, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản thiên nhiên; phương án và địa điểm đổ thải vật chất nạo vét.

Đối với Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành liên quan trong việc thẩm định vị trí dự án yếu tố về quốc phòng - an ninh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp các cơ quan liên quan hướng dẫn UBND TP.HCM và nhà đầu tư quy trình, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác của dự án theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp.

Bộ Công Thương phối hợp UBND thành phố trong việc đấu nối, cung cấp điện phục vụ hoạt động Dự án. Còn Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương hướng dẫn UBND TP.HCM trong việc đầu tư khai thác khu phi thuế quan.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai thực hiện và xem xét giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền đối với các nội dung liên quan trong quá trình tổ chức nghiên cứu, đầu tư xây dựng Bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

TRỞ THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS LỚN CỦA QUỐC GIA

Theo Báo cáo của Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Đề án định hướng phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa trong hoạt động quản lý vận hành khai thác cảng; bảo đảm các yếu tố hiệu quả kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ giữ gìn hệ sinh thái khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đề ra mục tiêu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực. Qua đó thu hút các hãng tàu, hãng vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong và ngoài nước tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới.

Về vị trí, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ dự kiến nằm ở khu vực cù lao Con Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ. Tổng mức đầu tư dự kiến của cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khoảng 129.000 tỷ đồng. Tổng chiều dài cầu cảng chính dự kiến khoảng 7 km và bến sà lan dự kiến khoảng 2 km.

Tổng diện tích ước tính khoảng 571 ha. Bao gồm cầu cảng, kho bãi, giao thông nội bộ, khu văn phòng, nhà ở công nhân viên điều hành, khai thác cảng, hạ tầng kỹ thuật... khoảng 469,5 ha và diện tích vùng nước hoạt động cảng khoảng 101,5 ha.

Đến năm 2030, cảng Cần Giờ sẽ phát triển quy mô 4 cầu cảng với tổng chiều dài đạt 2.016 m, năng lực thông qua 57,6 triệu tấn, phát triển phù hợp với tiến trình thu hút nguồn hàng trung chuyển container quốc tế. Bến cảng sẽ đáp ứng cho cỡ tàu 250.000 tấn hoặc lớn hơn, có bến container và các bến cảng khác… Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiếp tục đầu tư khu bến cảng Cái Mép và trung tâm logistics sau cảng cùng các bến cảng tại Cần Giờ.

2-phoi-canh-cang-tru-1711614511528449976465-9466.jpg
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam

Ước tính với sản lượng hàng hóa năm đầu tiên qua cảng đạt khoảng 2,1 triệu TEU (1 TEU bằng 1 container 20 feet). Sau 7 giai đoạn đầu tư, lượng hàng qua Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có thể đạt 16,9 triệu TEU vào năm 2047. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.
Cảng Cần Giờ nằm đối diện với cụm cảng Cái Mép – Thị Vải hiện tại có vị trí thuận lợi để thực hiện trung chuyển quốc tế. Cảng nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế và khu vực, có nhiều lợi thế và thuận lợi cho phát triển hàng hải, công nghiệp tàu thủy và logistics.

Đồng thời, cảng thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam là vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế. Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là tối ưu cho trung chuyển nội địa và quốc tế, có vị trí lý tưởng đối với các tuyến thương mại chính và nằm giữa Singapore với Hongkong, đây là 2 cảng container lớn thứ 2 và thứ 9 trên thế giới.

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ có vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, định vị quốc gia trên bản đồ hàng hải với vai trò là các trung tâm trung chuyển quốc tế thu hút các nhà vận tải, logistics lớn của thế giới, là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nâng cao vị thế đối ngoại, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời hỗ trợ đắc lực hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, giảm thiểu các chi phí trung gian.

Bên cạnh đó, tạo sự kết nối, trung chuyển container giữa các trung tâm khác trên thế giới. Nâng cao năng lực tiếp nhận hàng hóa, đồng thời giải quyết tình trạng tắc nghẽn hàng hóa tại cảng…

Xem thêm

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An

Xây dựng cảng Cần Giờ cần lưu ý 4 yếu tố

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; cạnh cửa sông Cái Mép - Thị Vải, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông…

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...