Xây dựng cảng Cần Giờ cần lưu ý 4 yếu tố

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; cạnh cửa sông Cái Mép - Thị Vải, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông…

Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An
Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An

Tại Hội nghị lấy ý kiến về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh, ý thức được Cần Giờ là vùng "nhạy cảm" về bảo vệ tài nguyên môi trường và trong mối quan hệ vùng Đông Nam Bộ nên Thành phố sẽ cân nhắc nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi trình dự thảo Đề án cho Thủ tướng Chính phủ.

"Cần phải nghiên cứu dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ hướng tới mục tiêu phát triển cho TP.HCM, cho cả vùng Đông Nam Bộ, cho cả nước. Chúng ta không phát triển bằng mọi giá, không xem xét đầu tư hiệu quả về tài chính mà tất cả cần phải phát triển bền vững, hài hòa", ông Mãi nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch UBND TP.HCM, cảng Cần Giờ cần phát triển nhưng đồng thời phải để lại hậu quả thấp nhất cho môi trường và có 4 vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, cần làm rõ xung đột về phát triển kinh tế giữa cảng Cần Giờ và các cảng biển hiện hữu, như cảng Cái Mép-Thị Vải.

Thứ hai, ảnh hưởng của cảng với quy hoạch phát triển của huyện Cần Giờ, TP.HCM và của vùng.

Thứ ba, tác động đến khu dự trữ sinh quyển ngập mặn Cần Giờ. "Tất nhiên, việc ảnh hưởng chắc chắn là ít nhiều, chúng ta có "đánh đổi" thì cái giá của sự đánh đổi có đáng và lợi ích có lớn nhất, hậu quả có nhỏ nhất hay không", ông Mãi nói.

Thứ tư, cần đánh giá hiệu quả kinh tế, các giai đoạn phát triển, tác động của dự án đến kinh tế-xã hội không chỉ của TP.HCM mà của cả vùng.

Trước đó, ngày 23/8, UBND TP.HCM đã có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Cảng được xây tại khu vực Cù lao Ông Chó, xã Thạnh An, huyện Cần Giờ; cạnh cửa sông Cái Mép - Thị Vải, gần các tuyến hàng hải quốc tế đi qua Biển Đông.

Vị trí xây dựng cảng được đánh giá có nhiều lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn hàng quốc tế tới từ các quốc gia trong khu vực như Campuchia, Thái Lan, Brunei, Philippines, khu vực phía nam Trung Quốc.

Đồng thời, cảng thuộc Vùng kinh tế động lực phía Nam - vùng kinh tế năng động nhất của Việt Nam nên có nhiều thuận lợi để thu hút hàng hóa qua cảng và hàng hóa trung chuyển quốc tế. Công trình mang mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP.HCM và khu vực, tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải thế giới với công suất dự kiến đến năm 2030 đạt 4,8 triệu Teu, đến năm 2047 đạt 16,9 triệu Teu.

TP.HCM phấn đấu đưa vào khai thác giai đoạn 1 trước năm 2030 (đầu tư 2/7 bến chính). Giai đoạn chuẩn bị đầu tư từ năm 2023-2024; xây dựng cảng từ năm 2024-2026; khai thác cảng từ năm 2027. Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 128.000 tỷ đồng (gần 5,5 tỷ USD), do nhà đầu tư tự thu xếp. Khu cảng dự kiến đóng góp vào ngân sách 34.000 - 40.000 tỷ đồng mỗi năm khi khai thác hết công suất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...