Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho vay ít nhất 1,5 - 2% để "khơi dòng chảy" tín dụng

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang ở mức chậm trong khi các doanh nghiệp “than” khó tiếp cận nguồn vốn. Do đó, việc giảm lãi suất cho vay là việc làm cần thiết nhất lúc này.
Chính phủ yêu cầu giảm lãi suất cho vay ít nhất 1,5 - 2% để "khơi dòng chảy" tín dụng

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 97/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2023 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Theo đó, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, quyết liệt để giảm mặt bằng lãi suất, nhất là giảm lãi suất cho vay (phấn đấu giảm ít nhất khoảng từ 1,5 - 2%) nghiên cứu, thực hiện áp dụng đối với cả khoản vay mới và đang còn dư nợ.

Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với tình hình thực tiễn (cả năm khoảng 13 - 15%, trường hợp thuận lợi thì có thể tăng cao hơn) và công bố ngay bằng biện pháp, hình thức phù hợp, hiệu quả chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng thương mại đến hết năm 2023, bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Rà soát các điều kiện, tiêu chí cho vay để điều chỉnh phù hợp, thuận lợi hơn cho người vay, bảo đảm tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân.

Tập trung, khẩn trương xử lý các ngân hàng thương mại yếu kém, bảo đảm thanh khoản, an toàn hệ thống, chú trọng xử lý nợ xấu; có các giải pháp hiệu quả đẩy mạnh triển khai thực hiện gói tín dụng 40.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất và 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Trước đó, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) cũng có văn bản gửi lãnh đạo các tổ chức tín dụng hội viên, kêu gọi tiếp tục đồng hành, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, người dân.

Theo đó, VNBA đề nghị các tổ chức tín dụng tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục, đổi mới phong cách phục vụ và tập trung vốn đầu tư cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, các hộ sản xuất... có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, nhằm đáp ứng đủ vốn cho các doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh kịp thời.

“Trên cơ sở cân đối nguồn lực tài chính, xem xét giảm lãi suất tiền vay đối với khoản dư nợ hiện hữu tối thiểu 0,5% và các khoản vay mới tối thiểu 1%. Đồng thời xem xét giảm phí, lệ phí và các dịch vụ khác... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo đúng chủ trương, chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”, văn bản của VNBA kêu gọi.

giảm lãi suất cho vay
Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang chậm

Bên cạnh đó, VNBA cũng yêu cầu, trong quá trình tổ chức thực hiện đề nghị các tổ chức tín dụng hội viên cập nhật tình hình thực hiện và nêu những khó khăn, vướng mắc (nếu có) về Hiệp hội để tổng hợp báo cáo Thống đốc kết quả thực hiện cũng như có biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Theo cập nhật mới đây của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30/6/2023, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 12,4 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với cuối năm 2022. Như vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn còn chậm. Với mức tăng trưởng tín dụng 4,73% trong nửa đầu năm, ước tính hệ thống ngân hàng đã bơm ròng ra nền kinh tế khoảng 560 nghìn tỷ đồng.

Đáng chú ý, trước bối cảnh tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm thấp hơn so với kịch bản đề ra, các nguồn vốn nền kinh tế gặp khó khăn, ngày 10/7, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng nhằm cung ứng thêm vốn tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát.

Trước đó, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 6, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã giao room tín dụng cho các ngân hàng thương mại cả nước với mức tổng 11%, với định hướng cả năm tăng 14-15%.

Theo ước tính, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng toàn ngành ngân hàng năm 2023 là 14%, từ nay đến cuối năm hệ thống ngân hàng sẽ phải bơm ròng ra nền kinh tế thêm hơn 1,1 triệu tỷ đồng.

Cùng với nới room, Ngân hàng Nhà nước có văn bản gửi yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện một số nội dung về việc tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất. Theo đó, các ngân hàng phải giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

"Các tổ chức tín dụng tích cực chủ động truyền thông về việc giảm lãi suất cho vay; đồng thời, thông tin cụ thể cho khách hàng về chính sách giảm lãi suất cho vay để khách hàng biết và tiếp cận chính sách hỗ trợ", thông báo của NHNN nêu rõ.

Xem thêm

Ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay

Ngân hàng đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất cho vay

Song song với việc giảm lãi suất huy động, nhiều ngân hàng thương mại đồng thuận giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Mới đây, ngân hàng BIDV đã có thông báo điều chỉnh giảm lãi suất cho vay thêm 0,5%/năm so với lãi suất hiện hành đối với các khoản vay trung và dài hạn...

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...