Chủ đầu tư "nhờn thuốc", tranh chấp tại các chung cư tăng mạnh

Hàng loạt cơ quan ban ngành đã vào cuộc giải quyết tranh chấp tại các chung cư. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư có dấu hiệu "nhờn thuốc" khiến tranh chấp ngày càng phức tạp, cư dân không biết trông chờ và
Chủ đầu tư "nhờn thuốc", tranh chấp tại các chung cư tăng mạnh

Trước những tranh chấp kéo dài giữa chủ đầu tư và người mua nhà, Thủ tướng vừa có Chỉ thị với nội dung yêu cầu tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với công tác quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư.

Chỉ thị của Thủ tướng nêu rõ trong thời gian vừa qua, công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Cụ thể, công tác quản lý chưa được thực hiện nghiêm túc; tình trạng tranh chấp, khiếu nại liên quan đến tổ chức hội nghị nhà chung cư; việc thành lập và quyết định công nhận ban quản trị nhà chung cư; lựa chọn đơn vị quản lý vận hành; xác định diện tích sở hữu chung - riêng; quản lý và sử dụng kinh  phí bảo trì phần sở hữu chung, kinh phí quản lý vận hành.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, trên địa bàn Hà Nội hiện có 840 cụm, tòa nhà chung cư thương mại đã đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, mới có 418 tòa nhà thành lập được ban quản trị. Và cũng chỉ có 184 chung cư đã được bàn giao quỹ bảo trì phần sở hữu chung cho ban quản trị; trong đó 11 chung cư mới bàn giao một phần quỹ bảo trì. Hiện có 71 chung cư đang có tranh chấp, khiếu nại.

Các tranh chấp thường thấy như: Diện tích sử dụng, bàn giao quỹ bảo trì 2%, tranh chấp xây dựng, chuyển hóa tầng sinh hoạt chung thành căn hộ, chưa tổ chức hoặc tổ chức hội nghị nhà chung cư nhưng không thành công, kết nối hạ tầng...

Mặc dù, trước đó, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Hùng đã có văn bản nêu rõ, đối với các chung cư thương mại chưa thành lập Ban quản trị, không có kinh phí bảo trì..., UBND các quận, huyện phải kiểm tra, đôn đốc xử lý. Bên cạnh đó, cơ quan này cũng yêu cầu các địa phương xây dựng phương án và tổ chức thực hiện đối với các chung cư chưa đủ điều kiện để tổ chức hội nghị nhà chung cư.

Tuy nhiên, tranh chấp tại các chung cư hiện nay không giảm mà đang có dấu hiệu tăng mạnh và phức tạp hơn.

" Theo một chuyên gia, khi tranh chấp chung cư xảy ra thì đa phần cư dân vào thế yếu. Chỉ ví dụ như thế này để rõ, trong quy định trước khi chủ đầu tư ký hợp đồng với cư dân thì phải đăng ký Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) và được phê duyệt. Tuy nhiên, với nhiều điều khoản có lợi cho mình nên nhiều chủ đầu tư chấp nhận nộp phạt để bỏ qua bước này. Mà mức phạt tối đa chỉ 50 triệu đồng thấm tháp gì so với dự án hàng nghìn tỉ đồng.

Đây cũng chính là nguyên nhân khiến người mua chung cư phải tìm đến các biện pháp phản ứng lại chủ đầu tư như: Tập trung phản đối, căng băng rôn trước căn hộ, làm đơn tập thể, phản ứng trên các trang mạng xã hội…

Ví dụ điển hình cho trường hợp chủ đầu tư chơi “nhây” là Chủ đầu tư dự án chung cư N05 Trung Hòa - Nhân Chính là Tổng công ty CP Vinaconex vừa chuyển giao gần 80 tỷ đồng quỹ bảo trì cho Ban Quản trị tòa nhà sau 7 năm đi vào sử dụng.

Cụ thể, ngày 4/10, sau 7 năm dự án cụm nhà ở hỗn hợp chung cư kết hợp văn phòng dịch vụ tại lô đất N05 (gọi tắt là dự án cụm chung cư N05) có địa chỉ phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội đi vào hoạt động, chủ đầu tư đã bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị tòa nhà. Theo đó, số tiền quỹ bảo trì cụm chung cư N05 là gần 80 tỷ đồng (bao gồm tiền bảo trì và tiền lãi phát sinh từ các hợp đồng tiền gửi đến ngày 30/9/2018).

Tình trạng cư dân “tố” chủ đầu tư chây ỳ bàn giao quỹ bảo trì cũng xảy ra tại chung cư CT3 Trung Văn (phường Trung Văn, Nam Từ Liêm). Sự việc đẩy đến đỉnh điểm khi hai bên không tìm được tiếng nói chung, Ban quản trị đơn nguyên 1 và 3 tòa nhà CT3 đã chính thức đệ đơn lên Tòa án nhân dân quận Tây Hồ - nơi chủ đầu tư đặt trụ sở làm việc.

Thực trạng nhiều chủ đầu tư vi phạm quy định hiện hành về vấn đề trên vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Và mặc dù đã có quy định, song cho đến nay chưa có một chủ đầu tư nào bị áp dụng biện pháp cưỡng chế.

Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm Ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư đã ban hành; xử lý nghiêm các trường hợp thành viên Ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định của pháp luật. Yêu cầu các chủ đầu tư và các chủ sở hữu căn hộ mua bảo hiểm cháy nổ theo quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy và pháp luật kinh doanh bảo hiểm.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo UBND các quận, huyện trên phạm vi địa bàn ban hành quyết định công nhận Ban quản trị nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở; Ủy ban nhân dân cấp phường theo dõi, kiểm tra, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý sử dụng, vận hành nhà chung cư theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Phối hợp với Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác phòng chống cháy, nổ; tổ chức tập huấn, diễn tập nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy cho cư dân; thường xuyên kiểm tra, rà soát các cơ sở có nguy cơ cháy cao trên địa bàn, đặc biệt là các chung cư cao tầng có đông dân cư sinh sống, kịp thời phát hiện chấn chỉnh, khắc phục các vi phạm.

Các tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và pháp luật khác có liên quan.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…