Chủ đầu tư và cư dân CT Plaza Nguyên Hồng mòn mỏi chờ đợi một văn bản

Thời gian qua, Công ty Nguyên Hồng, chủ đầu tư dự án CT Plaza Nguyên Hồng liên tục cùng với các khách hàng dự án gửi đơn thư đến các cơ quan sở ngành liên quan "kêu cứu"vì bị tắc ách, đình trệ mặc dù đã làm đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý.

Khóc ròng vì nghẽn thủ tục

Cụ thể, dự án Khu Chung cư và thương mại, văn phòng CT Plaza Nguyên Hồng tại số 18 Nguyên Hồng, P.1, Q.Gò Vấp, TP.HCM với diện tích đất rộng 3.400m2.

Dự án đã được phê duyệt đầu tư xây dựng theo Quyết định số 33/QĐ-SXD-PTN ngày 02/04/2009 (thay cho GPXD theo nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/09/2006 của Chính phủ) và được UBND TP.HCM phê được phê duyệt điều chỉnh cục bộ rất nhỏ về phương án thiết kế. Dự án đang xây dựng dở dang nhưng bị nghẽn ở khâu thủ tục cập nhật chủ trương đầu tư khi có điều chỉnh quy hoạch tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Chủ đầu tư và cư dân CT Plaza Nguyên Hồng khóc ròng vì vướng thủ tục pháp lý
Chủ đầu tư và cư dân CT Plaza Nguyên Hồng khóc ròng vì vướng thủ tục pháp lý

Đáng nói ở đây, trong quá trình triển khai, dự án được điều chỉnh cục bộ rất nhỏ chỉ tiêu quy hoạch do cải tiến phương án kiến trúc, chỉ tiêu quy hoạch mới xác định theo văn bản số 7521/UBND-ĐTMT ngày 07/12/2015 của UBND TP.HCM và văn bản số 4872/SQHKT-QHKV2 ngày 18/12/2015 của Sở Quy hoạch – Kiến trúc. Tuy nhiên, do UBND Q.Gò Vấp chưa thực hiện cập nhật vào quy hoạch 1/2000 của quận các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc đã được UBND TP phê duyệt nên dự án phải chờ quận cập nhật lại quy hoạch 1/2000.

Do đó, dự án chưa thể cập nhật được giấy phép xây dựng tại Sở Xây dựng, chưa thể hoàn tất việc điều chỉnh giấy phép xây dựng. Theo Luật Đầu tư 2020 mới có hiệu lực thì dự án phải cập nhật lại chủ trương đầu tư mặc dù chỉ thay đổi rất nhỏ. Và bi kịch lập tức xảy ra.

Mòn mỏi chờ đợi một văn bản

Theo bức xúc của chủ đầu tư, mặc dù đã lập, bổ túc hồ sơ xin điều chỉnh chủ trương đầu tư theo hướng dẫn Sở Kế hoạch và Đầu tư tư những ngày đầu năm 2020 và gần đây nhất theo biên nhận số 2021210100102342/SKHĐT-DN ngày 10/06/2021.

Tuy nhiên, đến nay, phía Sở Kế hoạch Đầu tư vẫn tiếp tục từ chối cập nhật với lý do rà soát Công ty CP Thực phẩm Gò Vấp là đơn vị đã cổ phần hóa từ những năm 2000 và sau đó đã góp đất vào Nguyên Hồng để làm dự án.

Theo hồ sơ và trình bày của HĐQT Công ty CP Thực phẩm Gò Vấp thì đơn vị này đã thực hiện hoàn toàn đúng theo Luật Doanh nghiệp, không có sai sót gì. Việc rà soát một đơn vị thứ 3 kéo dài gây thiệt hại rất to lớn cho chủ đầu tư Nguyên Hồng.

Với giá bán rất rẻ từ 28 triệu đồng/m2 từ những năm 2015 đến nay, chi phí bộ máy, tiền phạt hợp đồng của các công ty xây dựng, tiền lãi vay tăng cao khiến dự án gần như mất hết doanh thu cũng như vốn đầu tư.

Dự án đến nay vẫn chưa được Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận cập nhật chủ trương đầu tư mặc dù dự án hoàn toàn rõ ràng, minh bạch, công khai. Chủ đầu tư đã thực hiện đầy đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ khi hợp tác kinh doanh dự án theo luật định và Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và được cập nhật tên người sử dụng đất trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.

Chủ đầu tư và các bên liên quan vẫn chưa thể tiếp tục triển khai hoàn thiện dự án, khách hàng khiếu kiện, phải thanh lý với khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh; đời sống toàn thể cán bộ nhân viên, đặc biệt là trong giai đoạn doanh nghiệp đã và đang đồng thời chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 vừa qua.

Nếu Chính phủ, các bộ, ngành và các địa phương không có biện pháp xử lý sớm các vướng mắc và điểm nghẽn hiện có, khơi thông dòng đầu tư đang bị đóng băng thì tình trạng sụt giảm quy mô đầu tư vào TP.HCM sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, ảnh hưởng đến các hoạt động tái thiết sản xuất kinh doanh sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch, khiến niềm tin cộng đồng đầu tư và nhân dân sụt giảm, ảnh hưởng đến thương hiệu chủ đầu tư cũng như toàn thị trường.

Xem thêm

HoREA hiến kế tháo gỡ ách tắc cho các dự án BĐS

HoREA hiến kế tháo gỡ ách tắc cho các dự án BĐS

Hiệp Hội BĐS TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ; Bộ Tư pháp và Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 19/9/2021, Hiệp hội BĐS TP.HCM đã đánh giá tác động của việc sửa đổi, bổ sung điểm c Khoản 1 Điều 75 Luật Đầu tư 2020 đến thị trường BĐS.

Có thể bạn quan tâm

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Bất động sản Hải Phòng được ví như “TP.HCM 15 năm trước”

Hạ tầng phát triển đồng bộ, công nghiệp bùng nổ, cộng thêm tiềm năng giá còn thấp đã giúp thị trường bất động sản Hải Phòng duy trì sức hút mạnh mẽ suốt từ đầu 2023 đến nay. Đây được xem là một trong những thị trường hiếm hoi có sức bật đồng đều trên nhiều phân khúc...

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Cơ hội vàng bứt phá cho bất động sản hàng hiệu Việt Nam

Sự hiện diện của các thương hiệu quốc tế không chỉ đánh dấu bước ngoặt mới cho bất động sản hàng hiệu tại Việt Nam, mà còn đưa thị trường này tiến gần hơn tới tiêu chuẩn quốc tế, sánh ngang với các đô thị đẳng cấp trong khu vực…

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Bất động sản dễ “vỡ bong bóng”

Nhiều chuyên gia cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại những yếu tố tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là vấn đề giá cả, cơ chế pháp lý và sức chống chịu của doanh nghiệp…

Ban lãnh đạo OBC Holdings trong sự kiện ra mắt thương hiệu và công bố dự án A&K Tower

Ra mắt thương hiệu OBC Holdings và công bố dự án A&K Tower

Ngoài dự án A&K Tower sẽ được đưa ra thị trường trong quý 3 năm nay, OBC Holdings còn giới thiệu 5 dự án lớn khác sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025 - 2030 với quy mô hàng nghìn căn hộ cao cấp, biệt thự và khu thương mại dịch vụ…