Chủ tịch DRH Holdings chỉ mua một nửa số cổ phiếu đã đăng ký

Theo thông báo mới nhất, trong thời gian từ 18/10-16/11, ông Phan Tấn Đạt - Chủ tịch HĐQT CTCP DRH Holdings chỉ mua thành công 978.000 cp trên tổng 2 triệu đơn vị đăng ký, tương ứng 49% số cổ phiếu đã đăng ký do thay đổi kế hoạch cá nhân.
Chủ tịch DRH Holdings
Chủ tịch DRH Holdings chỉ mua một nửa số cổ phiếu đã đăng ký

Sau giao dịch, số lượng cổ phiếu DRH ông Đạt nắm giữ tăng từ 4,3 triệu đơn vị lên gần 5,3 triệu đơn vị, tương đương tỷ lệ sở hữu tăng từ 3,47% lên 4,25% vốn điều lệ, thay vì tăng lên 5,09% và trở thành cổ đông lớn của công ty như kế hoạch cũ. Tạm chiếu theo thị giá kết phiên 16/11 là 2.900 đồng/cp, ước tính ông Đạt đã chi hơn 2,8 tỷ để hoàn tất giao dịch.

Đáng chú ý, sau khi hết thời gian giao dịch, cổ phiếu DRH bật tăng trần 3 phiên liên tiếp từ 17/11 đến 21/11 lên mức 3.300 đồng. Ước tính, Chủ tịch DRH đã lãi hơn 14%.

Ngoài Chủ tịch DRH Holdings, ông Nguyễn Đăng Tùng, người phụ trách quản trị DRH cũng đăng ký mua 100.000 cổ phiếu với mục đích theo nhu cầu cá nhân, qua đó nâng tổng số cổ phiếu DRH nắm giữ lên 180.000 đơn vị. Phương thức giao dịch là khớp lệnh thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE), thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 15/11 - 14/12.

Về tình hình kinh doanh, luỹ kế 9 tháng trong năm 2022, DRH ghi nhận doanh thu thuần đạt 36,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 10,3 tỷ đồng, lần lượt tăng 303% và 65% so với cùng thời gian cùng kỳ.

Đáng chú ý, từ đầu năm DRH không ghi nhận bất kỳ doanh thu nào đến từ lĩnh vực bất động sản. Toàn bộ doanh thu của DRH Holdings đến từ lĩnh vực cung cấp dịch vụ dù định hướng bất động sản là ngành nghề kinh doanh cốt lõi bên cạnh đầu tư tài chính. 

Dù ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của DRH đang âm nặng đến 763,6 tỷ, gấp 14 lần so với cùng kỳ (âm 54,7 tỷ đồng). Dòng tiền từ hoạt động đầu tư cũng cho thấy sự sụt giảm mạnh khi âm 305,6 tỷ đồng, gấp 4,4 lần so với cùng kỳ (âm 69,6 tỷ đồng). 

DRH Holdings đã vay hơn 1.130 tỷ đồng, nhờ đó dòng tiền thuần trong kỳ ghi nhận gần 61 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp theo đó cũng tăng từ 49 tỷ đồng lên hơn 110 tỷ đồng.

Tổng số nợ phải trả của DRH Holdings trong 9 tháng tính đến ngày 30/9/2022 tăng 17,8% (2.198 tỷ đồng). Dư nợ vay tài chính của DRH là 814 tỷ đồng (toàn bộ là vay ngắn hạn), tăng 83,9% so với đầu năm 2022.

Vốn chủ sở hữu công ty cũng tăng 89% so với đầu năm, lên gần 1.625 tỷ đồng. Trong quý II, DRH Holdings đã phát hành gần 60,4 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu và 3 triệu cổ phiếu ESOP nâng vốn điều lệ từ 610 tỷ đồng lên gần 1.244 tỷ đồng.

Cuối tháng 10, công ty đã có báo cáo tình hình sử dụng vốn từ đợt chào bán cổ phiếu với tổng số tiền huy động được là 724,2 tỷ đồng. Theo đó, công ty cho biết đã sử dụng 500 tỷ đồng để góp vốn vào CTCP Kinh doanh và Phát triển Bất động sản (BĐS) Đông Sài Gòn nhằm mở rộng quỹ đất, tăng quy mô cho hoạt động bất động sản và sử dụng 4,2 tỷ đồng để bổ sung vốn lưu động hoạt động kinh doanh như kế hoạch. 

Còn đối với phương án tăng tỷ lệ sở hữu lên 35% tại CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Bimico, mã chứng khoán: KSB), công ty cho biết đã dùng 119,5 tỷ đồng và còn 100,5 tỷ đồng chưa giải ngân cho mục đích trên. Theo kế hoạch, số tiền để tăng sở hữu tại Bimico sẽ được giải ngân trong năm nay.

Xem thêm

Nới room tín dụng chưa đủ để gỡ khó cho doanh nghiệp

Nới room tín dụng chưa đủ để gỡ khó cho doanh nghiệp

Thị trường có vẻ rất mong chờ vào thông tin điều chỉnh hạn mức tín dụng (nới room tín dụng) từ phía Ngân hàng Nhà nước để giải bài toán vốn cho nền kinh tế. Thế nhưng, bản thân ngành ngân hàng cũng đang loay hoay kiếm vốn.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...