Chủ tịch Hà Nội: Chậm nhất tháng 11/2024 hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng dự án Vành đai 4

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội đã giải ngân hơn 9.837 tỷ đồng...

Trong đó năm 2024 giải ngân tại dự án đường Vành đai 4 hơn 2.024/7.300 tỷ đồng, đạt 27,72%
Trong đó năm 2024 giải ngân tại dự án đường Vành đai 4 hơn 2.024/7.300 tỷ đồng, đạt 27,72%

Ngày 27/8, UBND thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp nghe báo cáo và đôn đốc tiến độ một số dự án giao thông trọng điểm.

Đối với dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, tại cuộc họp, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các địa phương cố gắng chậm nhất tháng 11/2024 hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao, đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn của dự án.

Chỉ đạo chung về đôn đốc công tác giải phóng mặt bằng nhằm thúc đẩy tiến độ các dự án, Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu cần ban hành chỉ thị tổ chức đợt thi đua giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm của thành phố từ nay đến cuối năm 2024.

Trong đó, cần đưa ra cách làm, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với công tác giải phóng mặt bằng; các sở, ngành và địa phương hằng tuần, hằng tháng cần thúc đẩy tiến độ của các dự án.

Các địa phương cần quyết liệt hơn trong thực hiện công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, chống tái lấn chiếm mặt bằng sạch, đồng thời không để phát sinh “điểm nóng” về trật tự xã hội tại các khu vực dự án.

Bên cạnh đó, ông Thanh cũng yêu cầu công tác tái định cư phải bảo đảm cho người dân trên nguyên tắc “có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”; vận dụng hài hòa, phù hợp, đúng quy định pháp luật, không vì một số tồn tại, vướng mắc nhỏ để chậm tiến độ cả công trình, dự án trọng điểm của thành phố.

Quay trở lại với dự án đường Vành đai 4, theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, đối với dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, kế hoạch vốn đã bố trí đến nay là hơn 17.965 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 9.837 tỷ đồng, đạt 54,76%, trong đó năm 2024 giải ngân hơn 2.024/7.300 tỷ đồng, đạt 27,72%.

Công tác giải phóng mặt bằng dự án thành phần 1.1, các địa phương đã giải phóng mặt bằng 779,92/798,67ha, đạt 97,65%, còn lại 18,75ha chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Dự kiến các quận, huyện hoàn thành công tác thu hồi đất bổ sung và bàn giao trước ngày 30/9/2024.

Ban Quản lý dự án đã tiếp nhận 771,46/779,92ha, tương đương 48,35km/52,43km, đạt 98,92% so với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng đến nay. Các địa phương đã cơ bản hoàn thành phê duyệt giá đất đầu đi, đầu đến, hoàn thành hạ tầng kỹ thuật 13/13 khu tái định cư và bố trí tái định cư cho 273/ 818 hộ dân.

Về triển khai thực hiện dự án thành phần 2.1, hiện nay các nhà thầu thi công của 4 gói thầu xây dựng đang đồng loạt triển khai 32 mũi thi công đẩy nhanh công tác tập kết cát đắp, đất đắp về công trường và thực hiện gia tải các vị trí đã đủ điều kiện. Sau thời gian 14 tháng kể từ ngày khởi công, sản lượng đến nay đạt khoảng 1.261/4.205 tỷ đồng (đạt 30%). Dự kiến hoàn thành dự án vào quý 4/2025.

Về dự án thành phần 3, phấn đấu hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư trong tháng 12/2024; đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng trong tháng 1/2025; khởi công tiểu dự án đầu tư công trong tháng 2/2025.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…