Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh: Hợp tác với VACOD tạo ra môi trường đầu tư sâu rộng cho doanh nghiệp

Theo ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh, VACOD và các Hiệp hội doanh nghiệp ký kết bản thoả thuận hợp tác chung giúp trao đổi hợp tác cùng phát triển, dần khắc phục được những điểm yếu mà doanh nghiệp Việt đang gặp phải…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
plugin-ckeditor-uploaduploada2d99135a3526768352e6a7067-3186-1089.jpg
Ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Mới đây, Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD và 6 Hiệp hội Doanh nghiệp địa phương đã cùng nhau nhất trí ký kết bản thoả thuận hợp tác chung với những nội dung theo đúng bản thoả thuận Hợp tác chung đã được VACOD và các Hiệp hội Doanh nghiệp của 20 tỉnh, thành phố đã ký kết.

Nâng tổng số Hiệp hội Doanh nghiệp cấp tỉnh tham gia thoả thuận nhóm hợp tác chung lên thành tổng số là Hiệp hội VACOD và 26 Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, thành phố.

Bên lề buổi ký kết, Tạp chí Thương gia đã có cuộc trao đổi ngắn cùng ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Thưa ông, ông có đánh giá như thế nào về hoạt động ký kết bản thoả thuận hợp tác chung cùng VACOD và các Hiệp hội doanh nghiệp?

Điều đầu tiên, tôi cảm thấy rất vui mừng và phấn khởi sau khi kí kết hợp tác, bởi đây là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và các Hiệp hội nói chung.

Tham dự hội nghị lần này và ký kết biên bản hợp tác với VACOD, đã tạo ra một sân chơi rất bổ ích, môi trường giao lưu lý thú, giúp phát huy được thế mạnh từng hội viên, từng hiệp hội, ngành hàng thế mạnh của từng khu vực.

Một trong những điều kỳ vọng nhất của các doanh nghiệp đó là tìm hiểu và cùng hợp tác trao đổi hàng hoá, đẩy mạnh tinh thần “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”. Từ đó, các doanh nghiệp trong những Hiệp hội sẽ tiến xa hơn bằng các hợp tác đầu tư sâu rộng, thúc đẩy sự phát triển chung của doanh nghiệp Việt.

Ví dụ, bên doanh nghiệp của hiệp hội này có lợi thế về đất đai, nguồn lực dồi dào thì bên doanh nghiệp kia có vốn, công nghệ. Hai doanh nghiệp bắt tay hợp tác đầu tư, phát triển sản xuất, tạo ra sản phẩm, công ăn việc làm cho người lao động. Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp là điều thị trường và người tiêu dùng rất cần.

Hơn nữa, thị trường hàng hoá, đặc biệt là hàng tiêu dùng có sự cạnh tranh cao, không chỉ là cạnh tranh trong nước mà còn cả cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, hàng hóa nước ngoài gần chúng ta nhất là Trung Quốc, Thái Lan… đang phát triển rất mạnh, sản phẩm của họ đa dạng từ chất lượng, đến mẫu mã.

Có thể thấy nước bạn đi trước mình nhiều năm, nhất là kinh tế xanh. Mà rõ ràng, người dân và các doanh nghiệp cũng nhận thức rằng, các sản phẩm xanh, sạch mới có thể tồn tại lâu dài trên thị trường.

Do vậy, thông qua Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam cũng sẽ phản ánh ngược lại với doanh nghiệp những việc mà doanh nghiệp phải làm về mẫu mã, chất lượng, marketing, thậm chí là cạnh tranh về giá…

Theo tôi, đây là một việc rất cần, chúng ta không thể giải quyết trong ngắn hạn, phải làm bài bản có chiến lược, nhất là Ban thường vụ, Ban chấp hành VACOD phải đưa ra một lộ trình cụ thể.

Theo ông, các doanh nghiệp sẽ nhận lại được gì khi tham gia Hiệp hội Doanh nghiệp các tỉnh ký kết thoả thuận?

Tôi nghĩ rằng, khi hợp tác tác, chắc chắc doanh nghiệp sẽ có lợi. Hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Xuất phát điểm của họ khá thấp, kể cả trình độ, công nghệ, vốn… mà đặc biệt là quản trị doanh nghiệp.

Như vậy, qua kênh của Hiệp hội, có thể nói đây là môi trường giúp tăng thêm nguồn lực cho doanh nghiệp.

Như tôi đã nói ở trên, các doanh nghiệp trong các Hiệp hội có thể trao đổi hợp tác cùng phát triển. Từ đó sẽ dần khắc phục được những điểm yếu mà doanh nghiệp Việt đang gặp phải. Đây cũng là cầu nối để phát triển sản xuất, đầu tư để làm chủ được thị trường cả trong và ngoài nước.

Thực tế, mỗi tỉnh thành, mỗi vùng miền sẽ có khoảng cách về địa lý, chính khoảng cách về địa lý là hạn chế, khó khăn của các doanh nghiệp nằm ở tỉnh xa trung tâm kinh tế. Tuy nhiên, tại các tỉnh này có rất nhiều nguồn hàng, nhiều lợi thế riêng. Bởi vậy, qua sân chơi này, các doanh nghiệp sẽ nhận ra từng tỉnh, vùng có lợi thế gì và đang thiếu thốn những yếu tố nào. Sau đó các doanh nghiệp nghiên cứu, sẵn sàng kế hoạch xúc tiến đầu tư.

Vậy, có thể thấy, lễ ký kết này như bệ phóng giúp doanh nghiệp tiến xa. Theo ông, để có thể lấy “bước đà”, doanh nghiệp cần làm gì trong thời điểm này?

Kinh tế chúng ta là kinh tế thị trường và có sự cạnh tranh rất gay gắt. Cạnh tranh thứ nhất phải nói đến là chất lượng. Cạnh tranh thứ hai là giá cả. Vậy, chất lượng là gì? Là hàng hóa phải sạch, phải xanh, tốt kèm theo đó, có giá thành phù hợp. Cạnh tranh thứ ba là mẫu mã. Doanh nghiệp nào chú trọng phát triển 3 yếu tố đó sẽ làm chủ thị trường.

ky-ket-min-7684-70-799-5295-8958.jpg
Lễ ký kết bản thoả thuận hợp tác chung và Hiệp hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam – VACOD và 6 Hiệp hội Doanh nghiệp địa phương. Ông Lê Đức Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hà Tĩnh

Đặc biệt, doanh nghiệp phải làm thật, không thể để trường hợp sản phẩm đi “chào hàng” tốt mà sản phẩm bán lại không tương xứng. Làm thật là phải đầu tư nghiên cứu, có chất xám trong sản phẩm và đạt chất lượng cao, đưa quyền lợi của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Đối với doanh nghiệp Việt, điều này còn kém, bởi thường chạy đua theo số lượng. Ví dụ, hôm nay công ty này làm sản phẩm A tốt, bán được số lượng lớn, thì ngay sau đó, doanh nghiệp khác cũng chạy theo sản xuất hàng loạt và không có chọn lọc.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa chú trọng quản trị doanh nghiệp. Từ ban quản trị doanh nghiệp xuống đến người lao động, cứ làm theo ý của ông chủ, không có tính xây dựng, đóng góp để cải thiện. Khi xây dựng lên một cơ chế quản lý tốt, thì dĩ nhiên cơ chế sản phẩm cũng tốt, đạt được chất lượng, tiến độ, mẫu mã đa dạng…

Tôi cho rằng việc quản trị doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các tỉnh thành chưa được đặt lên hàng đầu, thấy hàng “hot” là sản xuất ồ ạt, đến lúc cung vượt quá cầu lại đi giải cứu, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Điều này, thực sự cần được khắc phục.

Để thay đổi những hạn chế trên, chắc chắn cần sự chung tay của cơ quan quản lý Nhà nước, ông có đề xuất kiến nghị gì cho cơ quan này giúp doanh nghiệp có thể phát triển vững vàng hơn nữa, thưa ông?

Đối với tình trạng sản xuất ồn ạt, không chú trọng chất lượng, hàng giả hàng nhái... Nhà nước cần có chế tài xử lý thật mạnh, có tính răn đe cao.

Còn hoạt động chung của doanh nghiệp, Nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp hàng tiêu dùng.

Trước hết, từng địa phương sẽ phải có những chính sách riêng phù hợp với phong tục, tập quán, mặt hàng truyền thống. Từ những chính sách riêng này , sau đó, hợp lại thành chính sách chung của toàn xã hội, thúc đẩy sản xuất ra nhiều mặt hàng đủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cũng như Việt Nam.

Thời gian qua, Nhà nước đã tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, từ đó, chi phí logistic đã được giảm bớt. Như vậy, khi hàng lên kệ, người tiêu dùng cũng sẽ giảm được một số tiền chi tiêu cho gia đình.

- Xin cảm ơn ông!

Có thể bạn quan tâm