Chưa đến 50% doanh nghiệp khắc phục nợ BHXH

Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH có giảm nhưng vẫn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp (DN), nhiều địa phương và tỉ lệ nợ vẫn còn cao.
Chưa đến 50% doanh nghiệp khắc phục nợ BHXH

Theo BHXH Việt Nam, hiện tổng số nợ BHXH phải tính lãi là khoảng 5.737 tỉ đồng, ở mức dưới 3% so với kế hoạch thu BHXH được giao (giảm 0,8% so với năm 2016).

Trong năm 2017, ngành BHXH đã thực hiện trên 4.000 cuộc thanh tra tại các DN, đơn vị nợ kéo dài. Thế nhưng, sau khi ra quyết định xử phạt, chỉ hơn 40% DN đồng ý khắc phục. Cả nước hiện có khoảng 8.000 DN đang "mất tích", nợ BHXH khoảng 2.000 tỉ đồng. BHXH Việt Nam đánh giá số nợ này rất khó, thậm chí không có khả năng thu hồi.

BHXH Việt Nam cho biết đang gặp nhiều khó khăn đối với những trường hợp chủ DN bỏ trốn hoặc các DN giải thể, phá sản, DN chấm dứt hoạt động nhưng sau khi thanh lý tài sản không còn đủ tiền trả nợ BHXH. Trong khi đó hiện nay chưa có quy định giải quyết quyền lợi về BHXH cho người lao động (NLĐ) trong các đơn vị, DN này.

Hiện tại cơ quan BHXH đang tập trung phân loại các trường hợp nợ đọng BHXH để có cách xử lý phù hợp. Cụ thể, trường hợp DN nộp chậm dưới 1 tháng sẽ bị nhắc nhở; nộp chậm từ 2-3 tháng bắt đầu tính lãi chậm đóng; nộp chậm từ 3 tháng trở lên tiến hành thanh tra, ra quyết định xử phạt. BHXH cũng sẽ xem xét, sàng lọc DN chây ì nợ BHXH, sau đó chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.

Để góp phần hạn chế tình trạng nợ BHXH kéo dài, Bộ LĐ-TB-XH đang dự thảo Nghị định về quản lý thu nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp. Dự thảo gồm 4 chương, 16 điều, nhằm giải quyết quyền lợi về bảo hiểm của NLĐ trong các DN giải thể, phá sản hoặc DN có chủ bỏ trốn. Đáng lưu ý, dự thảo Nghị định đã đưa ra quy định về nguồn kinh phí xử lý nợ cho những trường hợp này sẽ được lấy từ số tiền lãi mà người sử dụng lao động phải nộp do vi phạm quy định về trốn đóng, chậm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 3, Điều 122 của Luật BHXH.

Theo đó, nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp được chia thành 4 loại. Thứ nhất, nợ chậm đóng là các đơn vị có thời gian nợ dưới 1 tháng. Thứ hai, nợ đọng là các trường hợp có thời gian nợ từ 1 tháng đến dưới 3 tháng. Thứ ba, nợ kéo dài là các đơn vị có thời gian nợ từ 3 tháng trở lên. Thứ tư là nợ khó thu, gồm các trường hợp: Đơn vị "mất tích"; đơn vị đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động; đơn vị không hoạt động, không có người quản lý, điều hành; đơn vị có chủ sở hữu là người nước ngoài bỏ trốn khỏi Việt Nam; đơn vị đã giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật; đơn vị nợ đang trong thời gian được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, đơn vị được cấp có thẩm quyền cho khoanh nợ.

Theo Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...