Chứng khoán FPT chốt trả cổ tức 5% bằng tiền và thưởng cổ phiếu tỷ lệ 10%

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS - mã chứng khoán: FTS) thông báo ngày 12/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2022 và phát hành cổ phiếu tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu...
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT

Cụ thể, Chứng khoán FPT sẽ chi trả cổ tức 2022 bằng tiền cho cổ đông với tỷ lệ 5%, tương ứng 1 cổ phiếu nhận 500 đồng. Theo đó, với hơn 195 triệu cổ phiếu đang lưu hành, ước tính FPTS sẽ chi 97,5 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông hiện hữu. Thời gian thanh toán cổ tức dự kiến từ ngày 1/6/2023.

Ngoài ra, Chứng khoán FPT sẽ phát hành 19,5 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 10 cổ phiếu mới) để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn chủ sở hữu. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ hủy bỏ, không phát hành. Thời gian dự kiến thực hiện trong quý 2/2023. Nếu hoàn tất phát hành, FPTS sẽ nâng vốn điều lệ lên hơn 2.100 tỷ đồng.

Mới đây, Công ty TNHH Dịch vụ Tài chính SBI (Nhật Bản) vừa đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu Chứng khoán FPT từ ngày 16/3 - 14/4 theo phương thức khớp lệnh/thỏa thuận.

Cổ đông Nhật Bản hiện đang nắm giữ gần 47,56 triệu cổ phiếu FTS, tương đương tỷ lệ sở hữu 24,39%. Nếu giao dịch thành công, SBI sẽ nâng số lượng nắm giữ lên hơn 48,56 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ sở hữu tăng lên mức 24,9%.

Về kế hoạch kinh doanh, Chứng khoán FPT đặt mục tiêu tổng doanh thu hoạt động và doanh thu tài chính năm 2023 ở mức 770 tỷ đồng, giảm 26,5% so với thực hiện năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm 34% so với năm trước, về mức 420 tỷ đồng.

Trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên cuối tháng 3 vừa qua, Tổng Giám đốc Nguyễn Điệp Tùng đưa ra dự báo kết quả kinh doanh quý 1/2023 sẽ không tốt. Ông Tùng cho biết: “Kết quả kinh doanh của công ty phụ thuộc cùng chiều với tình hình thị trường. Trong năm, mức thanh khoản của thị trường sụt giảm mạnh, tương tự kết quả kinh doanh của công ty cũng giảm tương ứng. Ngoài ra, quý 1 có thời gian nghỉ dài trước, trong và sau Tết nên việc giao dịch sẽ kém sôi động hơn.”

Về tình hình kinh doanh, năm 2022, Chứng khoán FPT ghi nhận doanh thu giảm 39% xuống 850 tỷ đồng, lãi sau thuế giảm 62% xuống 319 tỷ đồng. Năm 2022, FPTS thận trọng với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế giảm 6% so với thực hiện năm trước về mức 680 tỷ đồng. Dù vậy, công ty mới chỉ thực hiện được 65% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Kết thúc năm tài chính, tổng tài sản của FPTS là 5.288 tỷ đồng, giảm 44% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ cho vay margin tại thời điểm cuối năm chỉ còn 3.461 tỷ đồng, giảm gần 900 tỷ so với cuối quý 3/2022.

Lý giải nguyên nhân kết quả kinh doanh “đi lùi”, Chứng khoán FPT cho biết, không thể thực hiện kế hoạch doanh thu, lợi nhuận là do thị trường diễn biến không thuận lợi vào nửa cuối năm 2022, thanh khoản thị trường giảm sâu khiến doanh thu môi giới giảm theo tương ứng.

Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT
Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, giá cổ phiếu FTS ghi nhận ở mức 29.300 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, giá cổ phiếu FTS của Chứng khoán FPT ghi nhận ở mức 29.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 5.715 tỷ đồng.

Xem thêm

FPT dự kiến rót 35 – 50 triệu USD cho các mục tiêu M&A

FPT dự kiến rót 35 – 50 triệu USD cho các mục tiêu M&A

Khối công nghệ sẽ tiếp tục là mũi nhọn của FPT. Khối này dự kiến sẽ đầu tư mỗi năm từ 35 – 50 triệu USD cho các mục tiêu M&A và mở rộng lãnh thổ; đẩy mạnh chuyển đổi số để kiến tạo hạnh phúc cho Chính phủ, doanh nghiệp, người dân...

Có thể bạn quan tâm

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Chứng khoán Mỹ tiếp đà tăng, giá dầu nhảy vọt 2%

Phố Wall chốt phiên 12/9 với mức tăng ổn định sau khi dữ liệu lạm phát mới củng cố kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp ngày 18/9 tới...

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

La Nina "thắp sáng" cổ phiếu ngành điện

Hiện tượng La Nina đang tạo đà cho cổ phiếu ngành điện tăng trưởng mạnh mẽ. Sản lượng tiêu thụ điện tăng cao nhờ sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu điện lớn, mở ra triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là thủy điện...

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Siêu bão Yagi “nhấn chìm” cổ phiếu bảo hiểm

Diễn biến tiêu cực của nhóm ngành bảo hiểm diễn ra trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tiếp công bố các số liệu về thiệt hại và bồi thường cho khách hàng sau tổn thất từ cơn bão số 3 – bão Yagi...

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối, thị trường chứng khoán tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu

Áp lực bán vẫn chi phối và thị trường tiếp tục đối mặt với nguy cơ điều chỉnh sâu hơn nếu không có sự cải thiện rõ rệt về dòng tiền. Nhà đầu tư tiếp tục giữ tỷ trọng trung bình, tập trung vào nhóm cổ phiếu có lợi thế cạnh tranh dài hạn và chờ đợi tín hiệu xác nhận từ xu hướng...

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Siêu bão Yagi "thổi tốc" cổ phiếu nào?

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tôn mạ, ống thép và vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ có thể hưởng lợi từ nhu cầu vật liệu xây dựng tăng cao…

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Chứng khoán Mỹ nín thở chờ thông tin Fed giảm lãi suất

Ba chỉ số chính của Wall Street đã tăng hơn 1% vào thứ Hai khi giới đầu tư “săn lùng” các cơ hội mua vào sau đợt bán tháo tuần trước, đồng thời chờ đợi loạt báo cáo về lạm phát và quyết định chính sách tiếp theo của Fed trong những ngày tới…