Chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi giới đầu tư thận trọng "chờ" Fed

Các chỉ số chứng khoán chính của Phố Wall đều mất điểm vào 19/9, với tâm lý e ngại rủi ro trước thềm cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)
Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE)

Kết thúc phiên 19/9, chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones giảm 106,57 điểm (-0,31%) xuống 34.517,73 điểm, S&P 500 mất 9,58 điểm (-0,22%) xuống 4.443,95 điểm và Nasdaq Composite giảm 32,05 điểm (-0,23%) còn 13.678,19 điểm.

Cả ba chỉ số chính đều giảm điểm trong một đợt bán tháo rộng rãi trước thềm thông báo lãi suất của Fed vào ngày 20/9, được kỳ vọng sẽ dẫn đến quyết định giữ nguyên các lãi suất cơ bản.

Trong số 11 lĩnh vực chính của S&P 500, 9 lĩnh vực kết thúc phiên trong sắc đỏ, trong đó năng lượng và hàng tiêu dùng có tỷ lệ giảm lớn nhất.

Cổ phiếu Walt Disney trượt dốc do tuyên bố từ ban lãnh đạo công ty về việc tăng gần gấp đôi chi phí vốn cho hoạt động kinh doanh công viên trong 10 năm tới.

Starbucks cũng mất điểm sau khi TD Cowen quyết định hạ mức cổ phiếu của chuỗi cà phê xuống mức "hoạt động kém".

Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô như General Motors và Ford Motor đều tăng điểm dù cho liên đoàn Công nhân ô tô United có kế hoạch công bố thêm nhiều cuộc đình công hơn nếu không đạt được tiến triển trong các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

Thị trường IPO tiếp tục cho thấy những dấu hiệu của lạc quan hơn, với Maplebear Inc - công ty mẹ của Instacart - ra mắt trên sàn Nasdaq, chỉ vài ngày sau khi nhà sản xuất chip Arm Holdings gia nhập thị trường với một “màn chào sân” xuất sắc. Cổ phiếu Maplebear tăng 12,3%, trong khi Arm Holdings trong ngày đã giảm khoảng 4,9%.

Khối lượng trên các sàn giao dịch của Mỹ là 9,60 tỷ cổ phiếu, thấp so với mức trung bình 10,05 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên vừa qua.

Về mặt kinh tế, tỷ lệ lạm phát hàng năm của Canada tăng vọt do giá xăng dầu và số lượng nhà ở Mỹ sụt giảm lớn hơn dự kiến đã khiến nhà đầu tư thêm lo lắng.

Cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ sẽ diễn ra vào 20/9, trong đó sẽ bao gồm các quyết định lãi suất, tóm tắt kinh tế với biểu đồ Dot Plot cung cấp cái nhìn tổng quan về quỹ đạo dự báo của Ủy ban Thị trường mở Liên bang về lạm phát, chính sách và tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Ông Bill Northey, giám đốc đầu tư cấp cao tại U.S. Bank Wealth Management cho biết: “Đây là một sự kiện lớn và thị trường rõ ràng đang tập trung chờ đợi kết quả và bình luận sau đó của Chủ tịch Fed Jerome Powell. Các chỉ số lạm phát trên diện rộng đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt trong năm qua, nhưng chặng cuối cùng của lạm phát để đưa nó trở lại mục tiêu 2% có thể sẽ khó khăn hơn”.

Các thị trường tài chính đã đặt cược 99% rằng ngân hàng trung ương sẽ giữ nguyên lãi suất mục tiêu ở mức 5,25% -5,00% vào tháng 9 và khả năng tiếp tục giữ nguyên như vậy trong tháng 11 là 70,9%, theo công cụ FedWatch của CME Group.

Trên thị trường năng lượng, giá dầu đã tăng vọt vào 19/9, một lần nữa khẳng định xu hướng đi lên được quan sát thấy trong ba tuần qua. Sự gia tăng phần lớn là do nguồn cung bị thắt chặt trong khi nhu cầu vẫn ổn định.

Dầu thô Brent tiêu chuẩn quốc tế tăng 0,9% đạt mức 95,26 USD/thùng và dầu thô WTI của Mỹ tăng 1,5%, đạt 92,86 USD/thùng. Những con số này đã thể hiện mức tăng khoảng 25% trong quý vừa qua.

Các số liệu hiện tại ghi nhận mức cao nhất trong gần một năm. Diễn biến của giá dầu phần lớn bị ảnh hưởng bởi thông báo gia hạn cắt giảm sản lượng tự nguyện đến cuối năm của Nga và Arab Saudi hồi đầu tháng.

Ông Mike Wirth, Giám đốc điều hành của Chevron cho rằng giá dầu có thể sớm đạt mốc 100 USD/thùng. Xu hướng giá dầu hiện nay có thể đặt ra thách thức cho quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang.

Có thể bạn quan tâm