“Chuỗi ngày bết bát” của Hoàng Anh Gia Lai ngày càng nối dài

Kết thúc quý III/2020, cả Hoàng Anh Gia Lai và HAGL Agrico đều công bố những khoản thua lỗ lên tới hàng trăm tỷ đồng.
“Chuỗi ngày bết bát” của Hoàng Anh Gia Lai ngày càng nối dài

Cụ thể, Báo cáo tài chính quý III/2020 của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã: HAG) cho thấy doanh thu thuần ba tháng vừa qua có chuyển biến tích cực khi tăng 26% lên 700 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu trái cây tiếp tục tăng mạnh nhờ diện tích thu hoạch tăng, đóng góp hơn 75% tổng doanh thu với 527 tỷ đồng.

Doanh thu bán mủ cao su giảm về 54 tỷ đồng, các khoản bán sản phẩm, hàng hoá khác cũng giảm tương ứng do tập đoàn tập trung đầu tư cây ăn trái. Tuy nhiên, do giá vốn tăng phi mã, vượt trên nguồn thu, công ty lỗ gộp 56 tỷ đồng.

Do không còn ghi nhận lãi từ thanh lý các khoản đầu tư như năm ngoái nên doanh thu hoạt động tài chính của tập đoàn giảm sâu, xuống còn gần 140 tỷ đồng và chỉ bằng khoảng 10% cùng kỳ. Trong khi đó chi phí tài chính vẫn duy trì ở mức cao, trên 264 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí điều chỉnh đầu tư vườn cây cao su, cọ dầu ghi nhận vào chi phí chuyển đổi mục đích trồng cây ăn trái không còn phát sinh, đồng thời chi phí bán hàng cũng được tiết giảm 18% còn 74 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Hoàng Anh Gia Lai vẫn không tránh khỏi tình trạng thua lỗ nghiêm trọng khi ghi nhận lỗ hơn 568 tỷ đồng (cùng kỳ lãi 96 tỷ đồng). Lũy kế 9 tháng, Hoàng Anh Gia Lai đạt doanh thu 2.171 tỷ đồng, tăng 47% nhưng lợi nhuận âm 700 tỷ đồng.

Tương tự, CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico, mã: HNG) cũng vừa công bố báo cáo tài chính quý III và 9 tháng đầu năm.

Theo đó, trong quý III, HAGL Agrico ghi nhận hơn 600 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 19% so với cùng kỳ. Trong đó, gần 80% doanh số nói trên đến từ mảng trái cây, còn lại là doanh thu từ bán mủ cao su, vật tư nông nghiệp, và sản phẩm dịch vụ khác. Doanh thu bán trái cây quý III vừa qua của HAGL Agrico cũng tăng 36% so với cùng kỳ và là nguyên nhân chính giúp doanh thu chung của công ty tăng trưởng.

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán trong kỳ tới 40%, ngốn hơn 667 tỷ đồng khiến công ty nông nghiệp này lỗ gộp gần 67 tỷ đồng trong quý (cùng kỳ lãi 20 tỷ).

Doanh thu hoạt động tài chính kỳ này của HAGL Agrico đã giảm tới 97% do không còn lợi nhuận từ thanh lý các khoản đầu tư, chỉ mang về chưa tới 6 tỷ đồng.

Dù tiết giảm được hầu hết chi phí từ lãi vay, bán hàng, quản lý doanh nghiệp, cho tới chi phí khác nhưng công ty vẫn phải báo lỗ trước thuế 355 tỷ đồng trong quý III. Khoản lỗ sau thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải gánh cũng là 353 tỷ.

Tính chung 9 tháng, HAGL Agrico ghi nhận 1.766 tỷ đồng doanh thu, tăng 37% so với cùng kỳ và lỗ sau thuế 343 tỷ đồng, giảm hơn 80%. Tổng lỗ lũy kế trên bảng cân đối kế toán của công ty hiện là 2.664 tỷ, chiếm gần 1/4 tổng vốn góp của chủ sở hữu.

Xem thêm

Hoàng Anh Gia Lai muốn bán 60 triệu cổ phiếu HNG

Hoàng Anh Gia Lai muốn bán 60 triệu cổ phiếu HNG

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, mã: HAG) vừa phát đi thông báo đăng ký bán 60 triệu cổ phiếu của HAGL Agrico, mục đích nhằm tái cấu trúc tài chính. Giao dịch dự kiến bằng phương thức thoả thuận từ ngày

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...