Chuyển 31.000 tỷ đồng vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải để làm đường vành đai

Đây là số tiền đang dự kiến chi bổ sung cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3 của TP.HCM và vành đai 4 của Thủ đô Hà Nội.
Chuyển 31.000 tỷ đồng vốn đầu tư công của Bộ Giao thông vận tải để làm đường vành đai

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Duy Đông, mới đây Chính phủ đã quyết định điều chuyển 31.396 tỷ đồng vốn đầu tư công trung hạn từ Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để sang cho 7 địa phương khác gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh,TP.HCM, Bình Dương, Long An và Đồng Nai.

Đây chính là số tiền đang dự kiến chi bổ sung cho các công trình giao thông và đường Vành đai 3 TP.HCMvành đai 4 Thủ đô Hà Nội. Theo dự kiến, số tiền này sẽ được giao cho Bộ GTVT làm chủ đầu tư, tuy nhiên thực hiện của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về việc phân cấp, phân quyền cho địa phương nên đã chuyển số vốn này cho địa phương.

Ngay sau khi quyết định điều chuyển có hiệu lực, nguồn ngân sách trên đã được chuyển về địa phương để các địa phương tiếp tục liên kết đầu tư, thực hiện các công tác đấu thầu, chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng, thực hiện các nội dung liên quan khác.

"Dự án vành đai 3 TP.HCM và vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội được áp dụng các cơ chế đặc biệt. Tinh thần là Chính phủ và Quốc hội mong muốn nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động", ông Đông nói.

Việc điều chỉnh vừa qua sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch giải ngân năm 2022 của Bộ GTVT. Tuy nhiên, tổng kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ này sẽ giảm theo tương ứng từ hơn 303.700 tỷ đồng ban đầu xuống còn hơn 272.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là hơn 241.000 tỷ đồng, vốn nước ngoài là gần 30.700 tỷ đồng.

Xem thêm

Bổ sung thêm hơn 19.570 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn

Bổ sung thêm hơn 19.570 tỷ đồng cho đầu tư công trung hạn

Theo Nghị quyết mới được ban hành của UBTV Quốc hội, hơn 19.570 tỷ đồng được dự chi bổ sung cho 10 Bộ, cơ quan trung ương và 36 địa phương để thực hiện nhiệm vụ, dự án thuộc Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...