Chuyển đổi phương thức từ PPP sang đầu tư công tại hai dự án cao tốc Bắc - Nam

Chính phủ đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định chuyển đổi phương thức đầu tư PPP sử dụng một phần vốn ngân sách Nhà nước sang đầu tư công tại dự án thành phần đoạn Quốc lộ 45 (QL) - Nghi Sơn và Nghi Sơn - Diễn Châu.
Chuyển đổi phương thức từ PPP sang đầu tư công tại hai dự án cao tốc Bắc - Nam

Ngày 1/3/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết triển khai Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 ngày 4/2/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thành phần Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và Nghi Sơn – Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.

Theo đó, Chính phủ thông qua một số đề xuất của Bộ GTVT để triển khai 2 dự án thành phần đoạn QL45 – Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV quyết định tại Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 ngày 4/2/2021 về việc chuyển đổi phương thức đầu tư 2 dự án thành phần nêu trên từ đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước.

Về nguồn vốn đầu tư, theo đề xuất của Chính phủ, hai dự án QL45 - Nghi Sơn (tổng mức đầu tư 5.201 tỷ đồng) và Nghi Sơn - Diễn Châu (tổng mức đầu tư 7.300 tỷ đồng) khi chuyển sang đầu tư công sẽ sử dụng nguồn vốn Nhà nước đã được Quốc hội thông qua chủ trương bố trí cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 tại Nghị quyết 52/2017 và Nghị quyết 117/2020.

Ngày 4/3, ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), cho hay ngay sau khi có nghị quyết của Chính phủ về chuyển đổi hai dự án từ PPP sang đầu tư công, cơ quan này sẽ thẩm định, phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh và lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán.

Dự kiến báo cáo nghiên cứu khả thi, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán điều chỉnh sẽ được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt trong tháng 3, làm cơ sở lựa chọn nhà thầu. Hồ sơ mời thầu tuân thủ trình tự, đảm bảo đến tháng 6 khởi công gói thầu đầu tiên.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đã chỉ đạo các Ban Quản lý dự án tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch để chọn các nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm. Ngoài ra, các ban quản lý dự án phải ban hành quy chế làm việc của tổ chuyên gia đấu thầu đảm bảo bảo mật thông tin, có biện pháp phòng ngừa tiêu cực, giám sát chặt công tác quản lý hồ sơ. Các giám đốc ban dự án trực tiếp chịu trách nhiệm về tiến độ, chất lượng dự án.

Bộ Giao thông Vận tải cũng đang phối hợp với tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An để thúc đẩy giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các khu tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật để sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...