Có Chủ tịch mới, gần 52% cổ phiếu PGB đang lưu hành được sang tay trong ngày 11/7

Trong phiên giao dịch ngày 11/7, đã có hơn 155 triệu cổ phiếu PGB đã được sang tay, tương đương 51,9% số cổ phiếu đang lưu hành của PGBank.
Có Chủ tịch mới, gần 52% cổ phiếu PGB đang lưu hành được sang tay trong ngày 11/7

Số liệu vừa công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, cổ phiếu PGB của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) đã có lượng giao dịch khủng trong phiên giao dịch ngày 11/7.

Theo đó, có 155,7 triệu cổ phiếu được giao dịch theo phương thức thỏa thuận và  hơn 134.000 cổ phiếu được giao dịch bằng phương thức khớp lệnh. Đáng chú ý, lượng cổ phiếu này chiếm tới 51,9% số cổ phiếu đang lưu hành của PGBank (300 triệu cổ phiếu).

Với giá trị thoả thuận được HNX công bố là gần 3.173 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân của cổ phiếu PGB trong các đợt thoả thuận vào khoảng 21.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 25% so với mức giá đóng cửa kịch trần ngày hôm nay của PGB là 27.900 đồng/cổ phiếu.

Trước đó, trong ngày 10/7, cổ phiếu PGB cũng ghi nhận giao dịch đột biến so với thông thường, với hơn 11 triệu đơn vị được khớp lệnh, gấp khoảng 41 lần khối lượng khớp lệnh trung bình của 10 phiên trước đó. Tổng giá trị đạt khoảng 268 tỷ đồng. Thông tin về các bên thực hiện giao dịch hiện chưa được công bố.

Phiên giao dịch này diễn ra ngay sau khi hai thành viên trong gia đình ông Đinh Thành Nghiệp, Phó Tổng Giám đốc và Ủy viên HĐQT PGBank đồng loạt muốn thoái sạch vốn khỏi PGBank với mục đích để cơ cấu danh mục đầu tư.

cổ phiếu PGB
Thanh khoản cổ phiếu PGB tăng mạnh trong 2 phiên giao dịch gần đây

Cụ thể, ông Đinh Văn Lâm (em ruột ông Nghiệp) đăng ký bán gần 3,4 triệu cổ phiếu PGB (chiếm tỷ lệ 1,13%) và bà Đinh Thị Bé (chị ruột ông Nghiệp) đăng ký bán hơn 4,1 triệu cổ phiếu PGB (tỷ lệ 1,38%).

Các giao dịch trên dự kiến thực hiện trong thời gian 6/7 – 4/8, theo phương thức giao dịch thỏa thuận và khớp lệnh trên sàn. Tạm tính theo giá giao dịch hiện tại của PGB, ước tính ông Lâm và bà Bé sẽ thu về khoản tiền lần lượt là 95 tỷ và 115,5 tỷ đồng sau khi thoái toàn bộ vốn. 

Trước đó, hai cá nhân này đều đã từng đăng ký bán toàn bộ số cổ phiếu PGB sở hữu nhưng đều không thành công. Riêng ông Đinh Thành Nghiệp đang nắm giữ hơn 3 triệu cổ phiếu, tương đương tỷ lệ 1,03%.

Thời gian qua, PGBank có biến động lớn về cổ đông chiến lược khi Petrolimex thoái vốn, đồng thời ngân hàng có thay đổi về các nhân sự lãnh đạo cấp cao từ Chủ tịch HĐQT đến Tổng Giám đốc.

Theo đó, ngày 3/7/2023, PG Bank chính thức công bố việc bầu ông Nguyễn Phi Hùng đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT từ ngày 2/7/2023 thay cho ông Oliver Schwarzhaupt (người nắm giữ vị trí này sau khi Petrolimex thoái vốn.

Cùng với đó, ông Phạm Mạnh Thắng được bổ nhiệm giữ vị trí Quyền Tổng Giám đốc kể từ ngày 2/7/2023 thay cho ông Nguyễn Phi Hùng.

Trên thị trường chứng khoán, trước khi có 2 phiên giao dịch đột biến vừa qua, cổ phiếu PGB đã đi ngang trong vòng 3 tháng qua. Tại mức giá 27.900 đồng/cổ phiếu như hiện nay, cổ phiếu PGB đã ghi nhận mức tăng 2,1 lần kể từ giữa tháng 11/2022.

Xem thêm

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng PGBank giảm mạnh trong tháng 3/2023

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng PGBank giảm mạnh trong tháng 3/2023

Bước sang 3, ngân hàng PGBank đã có nhiều thay đổi trong biểu lãi suất tiền gửi tiết kiệm theo hướng giảm mạnh. Ngân hàng đã không còn mức lãi suất 9,5%/năm đã triển khai trong tháng trước. Hiện, mức lãi suất huy động vốn cao nhất là 8%/năm...
Lãnh đạo cũ của MSB làm Chủ tịch PGBank

Lãnh đạo cũ của MSB làm Chủ tịch PGBank

Ngày 3/7/2023, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (PG Bank) chính thức công bố những thông tin về các nhân sự cấp cao mới, các vị trí quan trọng bao gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...