Cổ đông ngoại có buộc phải bán ra 48 triệu cổ phiếu Vinaconex (VCG)?

Trước lo lắng của các nhà đầu tư về việc cổ đông ngoại có thể phải ồ ạt bán ra 48 triệu cổ phiếu Vinaconex (VCG) khi doanh nghiệp bất ngờ công bố tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài là 0%, đại diện
Cổ đông ngoại có buộc phải bán ra 48 triệu cổ phiếu Vinaconex (VCG)?

Lãnh đạo Vụ Phát triển Thị trường Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, theo các quy định trước đây, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp niêm yết là 49%, Vinaconex niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, bởi vậy room ngoại cũng là 49%.

Tuy nhiên, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 60/2015/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn Nghị định này yêu cầu các doanh nghiệp phải tự rà soát ngành nghề đăng ký kinh doanh của mình và thông báo room cho nhà đầu tư nước ngoài. Vinaconex chưa thực hiện quy định này nên vẫn áp dụng room là 49%.

Nay trước thềm thoái vốn của SCIC, doanh nghiệp phải rà soát lại room ngoại và theo các quy định, nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu cổ phần tại doanh nghiệp này.

"Theo các quy định hiện hành, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trước khi doanh nghiệp chốt room không bị hồi tố. Có nghĩa là, nhà đầu tư nước ngoài không phải bán ra cổ phiếu VCG ngay lập tức.

Như vậy, các nhà đầu tư, nhất là các cổ đông của Vinaconex không phải lo việc cổ phiếu này bị xả hàng, có thể giảm giá mạnh.

Nhưng nhiều câu hỏi nhà đầu tư vẫn thắc mắc như khi nào cổ đông ngoại bán ra cổ phiếu VCG, họ có buộc phải bán cho nhà đầu tư trong nước để đảm bảo room về 0%, hay có những ngành nghề Vinaconex đăng ký kinh doanh quy định room là 0% mà doanh nghiệp chưa triển khai hoạt động nào liên quan đến ngành nghề này, thì có buộc doanh nghiệp phải khóa room mãi mãi?...

Theo Thủy Nguyễn/Báo Đầu Tư

>> Trước thềm thoái vốn, Vinaconex "chốt" khóa room ngoại về 0

Có thể bạn quan tâm

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Top doanh nghiệp lãi lớn ngành tiêu dùng quý 1/2025

Trong bức tranh lợi nhuận quý 1/2025 đầy biến động của ngành hàng tiêu dùng thiết yếu, sự sa sút đồng loạt của loạt ông lớn như Sabeco, PNJ, hay Thế giới di động... lại mở đường cho một cái tên ít được chú ý bất ngờ vươn lên chiếm vị trí dẫn đầu về lợi nhuận...

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...